Giới thiệu Viện Trí tuệ nhân tạo

Tổng quan

Viện Trí tuệ nhân tạo được thành lập theo quyết định số 162/QĐ-TCCB, ngày 18/03/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ. Tên tiếng Anh: Institute for Artificial Intelligence (IAI). Viện Trí tuệ nhân tạo là đơn vị đào tạo, nghiên cứu, phát triển công nghệ thuộc Trường ĐHCN, hoạt động theo qui chế tổ chức và hoạt động của Viện do Hiệu trưởng Trường ĐHCN ban hành.

Sứ mệnh

Trường ĐHCN xác định sứ mạng của Viện Trí tuệ nhân tạo là “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực liên ngành; nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực đem lại lợi ích xã hội, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển của Trường ĐHCN, của ĐHQGHN cũng như sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Tầm nhìn

Trở thành đơn vị dẫn đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên ngành.

Cơ cấu tổ chức

  1. Văn phòng Viện
  2. Hội đồng khoa học đào tạo
  3. Phòng thí nghiệm Học máy
  4. Phòng thí nghiệm Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  5. Phòng thí nghiệm Hệ thống tri thức
  6. Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh (phối thuộc)

Đội ngũ cán bộ

STT Họ tên Chức danh Lĩnh vực Email
1 TS. Trần Quốc Long Viện trưởng, Giảng viên chính Học máy, xử lý hình ảnh [email protected]
 2 PGS.TS. Nguyễn Việt Hà Giảng viên cao cấp Trí tuệ nhân tạo, Học máy, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên  [email protected] 
 3 PGS.TS. Nguyễn Phương Thái Trưởng phòng Thí nghiệm xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Giảng viên cao cấp Xử lý ngôn ngữ tự nhiên [email protected] 
 4 TS. Bùi Ngọc Thăng Trưởng phòng Thí nghiệm Hệ thống tri thức Học máy [email protected] 
5 TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp  Phó trưởng phòng Thí nghiệm Học máy Học máy, xử lý hình ảnh [email protected]
6 TS. Trần Hồng Việt Giảng viên chính Xử lý ngôn ngữ tự nhiên  [email protected]
7 TS. Triệu Hải Long Giảng viên Xử lý ngôn ngữ tự nhiên [email protected] 
8 TS. Bùi Văn Vượng Giảng viên Hệ thống tri thức, Toán học  [email protected]
9 TS. Nguyễn Kiêm Hùng Giảng viên Các hệ thống tích hợp thông minh, Kiến trúc máy tính [email protected]
10 ThS. Quách Công Hoàng Giảng viên Các hệ thống tích hợp thông minh, Kiến trúc máy tính  [email protected]
11 ThS. Ngô Minh Hương Giảng viên Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ học  [email protected] 
12 ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh Giảng viên [email protected] 
13 ThS. Nguyễn Văn Phi Giảng viên Học máy, xử lý hình ảnh [email protected] 
14 CN. Đỗ Thu Uyên Trợ giảng Học máy, học tăng cường  [email protected] 
15 CN. Nguyễn Hải Toàn Trợ giảng Học máy [email protected] 
16 CN. Nguyễn Tiến Đạt Trợ giảng [email protected]
17 CN. Lương Sơn Bá Trợ giảng   [email protected]
18 CN. Phạm Tiến Du Trợ giảng   [email protected]
19 CN. Trịnh Ngọc Huỳnh Trợ giảng   [email protected]
20 CN. Nguyễn Khánh Ly Chuyên viên Văn phòng Viện   [email protected] 
21 TS. Hoàng Thanh Tùng Giảng viên kiêm nhiệm  Học máy   
22 PGS.TS. Lê Anh Cường Giảng viên kiêm nhiệm  Học máy   
23 TS. Phạm Tiến Lâm Giảng viên kiêm nhiệm  Hệ thống tri thức, Khoa học Vật liệu  
24 TS. Nguyễn Việt Cường Giảng viên kiêm nhiệm  Hệ thống máy tính hiệu năng cao
25 TS. Trần Tiến Hải Giảng viên kiêm nhiệm
26 TS. Trần Văn Khánh Giảng viên kiêm nhiệm

Chương trình đào tạo Cử nhân Trí tuệ nhân tạo

Tên ngành đào tạo + Tên tiếng Việt: Trí tuệ nhân tạo
+ Tên tiếng Anh: Artificial Intelligence
Mã số ngành đào tạo 7480207
Danh hiệu tốt nghiệp Cử nhân
Thời gian đào tạo 4 năm
Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: + Tên tiếng Việt: Cử nhân ngành Trí tuệ nhân tạo
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Artificial Intelligence
Số tín chỉ 123 tín chỉ
Mục tiêu Đào tạo nguồn nhân lực cử nhân có trình độ cao về chuyên môn, có năng lực phát triển các hệ thống TTNT và phân tích dữ liệu tiên tiến, có khả năng làm việc trong các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu.
Chuẩn đầu ra
  1. Diễn giải (2) được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, về khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và quốc phòng;
  2. Vận dụng (3) được kiến thức cơ bản của Toán học, khoa học cơ bản, và CNTT để giải quyết các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật;
  3. Vận dụng (3) được kiến thức cơ sở trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật máy tính trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật CNTT;
  4. Liên kết (4) được các kiến thức chuyên sâu và liên ngành của lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu với định hướng nghiên cứu phương pháp và định hướng ứng dụng Trí tuệ nhân tạo liên ngành;
  5. Vận dụng (3) được kiến thức cơ sở về quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, giám sát hoạt động chuyên môn.
  6. Sử dụng (3) thành thạo các ngôn ngữ lập trình, các công cụ Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu trong việc thiết kế, thực thi, triển khai và bảo trì các giải pháp Trí tuệ nhân tạo;
  7. Phản biện và phân tích (4) các giải pháp kỹ thuật sử dụng kiến thức, công cụ và công nghệ tiên tiến trong Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu;
  8. Phân tích, phát triển, thử nghiệm (4) các giải pháp kỹ thuật khi có vấn đề mới thông qua vận dụng tổng hợp kiến thức chuyên môn;
  9. Đánh giá (5) chất lượng công việc và kết quả thực hiện sau khi hoàn thành
  10. Truyền đạt (4) được vấn đề và giải pháp khi việc thực hiện những các hoạt động chuyên môn;
  11. Trao đổi, phản biện (4) kết quả của các thành viên trong hoạt động nhóm khi thực hiện chung nhiệm vụ;
  12. Sử dụng (3) được tiếng Anh tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;
  13. Thể hiện (3) ý thức làm việc độc lập, tự lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, đánh giá, cải tiến công việc hoặc hướng dẫn, giám sát người khác trong hoạt động chuyên môn.
  14. Tuân thủ (3) pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tính trung thực, chịu trách nhiệm và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân trong các hoạt động chuyên môn và hoạt động nhóm.

 

Chương trình đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo

 

Sinh viên

Năm Khoá Số sinh viên
2023 K68 khóa QH-2023
  • Lớp AI1: 62 sinh viên
  • Lớp AI2: 62 sinh viên
  • Lớp Tích cực: 27 sinh viên
2022 K67 khóa QH-2022
  • Lớp AI1: 85 sinh viên
  • Lớp AI2: 86 sinh viên
  • Lớp Tích cực: 31 sinh viên

Tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh

  • Mã ngành: CN12
Năm Chỉ tiêu
2023 130
2022 180

Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển (Theo đề án Tuyển sinh năm 2023)

  • (1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;
  • (2) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường;
  • (3) Xét tuyển theo các phương thức khác: các chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT, IELTS/TOEFL iBT kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT);
  • (4) Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức.

 

Hợp tác

  1. Công ty Cổ phần Oraichain Labs
  2. Công ty Cổ phần GEM
  3. Viện Hàng không Vũ trụ Viettel
  4. Công ty Cổ phần HBLabs
  5. Công ty Dai Nippon Printing, Nhật Bản 
  6. Công ty SmartOSC
  7. Viện nghiên cứu cao cấp về Toán
  8. Trung tâm nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo giải thích được, Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST)

Khoa học công nghệ

Các hướng nghiên cứu:

  1. Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ học tập suốt đời (Life-long learning with AI)
  2. Xử lý ảnh y tế (Medical image processing)
  3. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing)
  4. Các hệ thống tích hợp thông minh (Smart integrated systems)

Liên hệ

Viện Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội