Tự hào Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Nơi ươm mầm và đào tạo nên những tài năng
Shark Bình tên thật là Nguyễn Hòa Bình (sinh năm 1981), được biết đến là một trong những doanh nhân và nhà đầu tư có tiếng tại Việt Nam. Ông giữ chức Chủ tịᴄh Tập đoàn NextTeᴄh, ѕở hữu nhiều thương hiệu tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo,…
Shark Bình là cựu học sinh ngành công nghệ tại trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây chính là nơi ươm mầm giấc mơ để ông vững bước và tỏa sáng như hiện nay.
Được biết khi còn là sinh viên ông đã tham gia rất nhiều cuộc thi liên quan tới công nghệ, và cho đến nay ông đã có hơn 30 giải thưởng trong lĩnh vực này. Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội là 1 trong 7 trường thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường Đại học Công nghệ được thành lập vào năm 2004, với bề dày 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ giảng viên gồm 311 cán bộ trong đó có 239 giảng viên, nghiên cứu viên và 72 cán bộ hành chính chuyên môn cao đã nỗ lực hết mình, đào tạo ra nhiều lứa những kỹ sư ưu tú cho nước nhà.
Bên cạnh đó, với tinh thần “học hết mình, chơi nhiệt tình”, trường luôn nêu cao tầm nhìn và sứ mệnh muốn trở thành trường Đại học kỹ thuật công nghệ thông tin đứng đầu cả nước, và là trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về khoa học và chuyển giao công nghệ.
Cơ sở hiện đại, chương trình học chất lượng
Là thành viên trong cụm các trường Đại học Quốc gia Hà Nội nên trường Đại học Công nghệ được thiết kế rộng rãi, hiện đại, nằm trong cùng một khuôn viên rộng lớn với các trường anh em như: Đại học Kinh tế (UEB), Đại học Ngoại ngữ(ULIS),…
Trường tập trung đầu tư vào các phòng thực hành, thí nghiệm để mang đến cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất phục vụ vừa học lý thuyết vừa áp dụng thực hành.
Môi trường học tập khang trang tại trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN
Về chương trình đào tạo, Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN tổ chức đào tạo các ngành học hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp bao gồm các ngành thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, tự động hóa và một số ngành công nghệ cao liên ngành.
Chương trình đào tạo được thiết kế và vận hành theo phương thức tín chỉ, vì vậy sinh viên có thể chủ động thiết kế lộ trình học tập và thời gian học phù hợp. Đồng thời, sinh viên có cơ hội học và được cấp văn bằng thứ 2 (bằng kép).
Với chương trình đào tạo chất lượng cao thì tối thiểu 40% môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ngoài ra từ học kỳ hè năm thứ 3, sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp.Trường Đại học Công nghệ hợp tác chặt chẽ với một số tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp hàng đầu để cung cấp môi trường thực tập và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Học phí “nhẹ nhàng”
Dù nằm trong top trường các trường đào tạo Công nghệ thông tin hàng đầu cả nước, nhưng mức học phí của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN không quá cao và luôn hướng tới hỗ trợ sinh viên.
Cụ thể, dự kiến mức học phí của Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cho năm học 2023 – 2024 sẽ giao động trong khoảng từ 28,5 – 35 triệu đồng tùy thuộc vào từng ngành học. Và lộ trình học phí sẽ có sự tăng dần theo quy định của Chính phủ.
Đầu vào “cao ngất ngưởng”
Để trở thành sinh viên của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN là không hề dễ dàng và thí sinh phải trải qua quá trình thi tuyển áp lực.
Năm 2023, trường lấy điểm chuẩn từ 22 điểm, trong đó ngành cao nhất là công nghệ thông tin với 27,85 điểm.
Một số ngành khác cũng có điểm chuẩn cao so với mặt bằng chung gồm: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (27,1 điểm), Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản (27,5 điểm) và Kỹ thuật máy tính (27,25 điểm).
Ba ngành có điểm chuẩn thấp nhất gồm Công nghệ nông nghiệp (22 điểm), Công nghệ kỹ thuật xây dựng (23,1), Kỹ thuật năng lượng (23,8).
Điểm chuẩn năm 2023 trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN
Theo Báo Đời sống và pháp luật
Bài viết báo chí: