Trường ĐH Công nghệ – Chú trọng đào tạo và phát triển sản phẩm khoa học công nghệ gắn với thực tiễn chuyển giao

Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN là cái nôi đào tạo hàng đầu về lĩnh vực khoa học công nghệ của cả nước. Ngay từ khi thành lập, nhà trường đã luôn chú trọng đến phát triển khoa học và công nghệ. Khoa học công nghệ đã đóng vai trò tích cực cho quá trình hoàn thiện các định hướng, chính sách phát triển các ngành cũng như các sản phẩm để chuyển giao, góp phần tạo nên vị thế của nhà trường. Năm 2022, có thể nói là năm nhà trường gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực đào tạo, sáng chế cũng như những sản phẩm khoa học công nghệ được chuyển giao.

Triển khai các hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới có khả năng ứng dụng cao

Các trường đại học là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ, tài sản trí tuệ, các kết quả, sản phẩm, sáng chế có khả năng chuyển giao, thương mại hóa giúp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế – xã hội.

Việc đưa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Công nghệ nói riêng và ĐHQGHN nói chung ra thị trường là cầu nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy khuyến khích các nhà khoa học thương mại hoá tài sản trí tuệ thông qua hình thành sản phẩm kinh doanh trên cơ sở các nghiên cứu, sáng chế.

Thủ tướng Chính phủ thăm gian trưng bày sản phẩm khoa học công nghệ của Trường ĐH Công nghệ tại Triển lãm khoa học công nghệ ĐHQGHN tháng 4/2023

Trong năm 2022, Trường ĐH Công nghệ đã đạt nhiều thành công trong các hoạt động KHCN và chuyển giao sản phẩm KHCN ra thị trường. Hoạt động KH&CN trong nhà trường ngày càng đi vào chiều sâu, có sự gia tăng vững chắc về số lượng đề tài các cấp, số lượng các bài báo khoa học chất lượng cao. Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện một số chính sách hỗ trợ và đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học như cập nhật quy định về đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ; ban hành quy định mức hỗ trợ kinh phí đăng ký sở hữu trí tuệ và công bố công trình khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế/ hội nghị khoa học quốc tế uy tín năm 2022; quy định tạm thời về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động khoa học công nghệ .

Bên cạnh đó, Trường cũng thúc đẩy hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; tìm kiếm đa dạng nguồn đầu tư khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước và các hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, quốc tế; hỗ trợ các hoạt động khoa học công nghệ có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao.

Nhờ vậy, trong năm 2022 nhà trường đã thu hút được nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học các cấp với tổng kính phí đạt 20 tỷ đồng, các cán bộ trong trường đã triển khai 03 đề tài Nghị định thư, 03 đề tài cấp quốc gia; 05 đề tài cấp Bộ; 22 đề tài cấp ĐHQGHN; 06 Hợp đồng, nhiệm vụ hợp tác KHCN trong nước; 06 Hợp đồng, nhiệm vụ hợp tác KHCN quốc tế.

Hoạt động chuyển giao công nghệ được Nhà trường đẩy mạnh với 4 hợp đồng KHCN được ký kết với các đối tác trong và ngoài nước và 2 sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh đã được chuyển giao cho các đơn vị trong nước và quốc tế. Ngoài ra, có nhiều sản phẩm KHCN sẵn sàng được chuyển giao trong năm 2023. Trong năm 2022, các cán bộ khoa học của Trường ĐHCN đã công bố 355 công trình khoa học, tăng 16,8% so với năm 2021 (355/304), trong đó có 208 công trình nằm trong danh mục WoS và SCOPUS, tăng 30,0% so với năm 2021 (208/160); 11 đơn đăng ký sở hũu trí tuệ (SHTT) được chấp nhận đơn hợp lệ và 06 bằng phát minh sáng chế được công nhận. ĐHQGHN đã công nhận 02 Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN và 02 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN. Công tác nghiên cứu khoa học sinh viên tiếp tục đạt kết quả tốt. Sinh viên của Trường ĐHCN đã đạt 02 giải nhì cấp ĐHQGHN.

Phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp; Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

Các trường đại học là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ, tài sản trí tuệ, các kết quả, sản phẩm, sáng chế có khả năng chuyển giao, thương mại hóa giúp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế – xã hội. Việc đưa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Công nghệ nói riêng và ĐHQGHN nói chung ra thị trường là cầu nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy khuyến khích các nhà khoa học thương mại hoá tài sản trí tuệ thông qua hình thành sản phẩm kinh doanh trên cơ sở các nghiên cứu, sáng chế.

Các sản phẩm khoa học công nghệ của Trường ĐH Công nghệ tại Triển lãm khoa học công nghệ tại ĐHQGHN

Trường ĐH Công nghệ đã và đang triển khai các hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới có khả năng ứng dụng cao. Nhà trường đẩy mạnh triển khai các hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, công nghệ ưu tiên như: Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; An toàn, an ninh mạng; Khoa học dữ liệu; Điện tử viễn thông; Kỹ thuật máy tính; Kỹ thuật robot; Cơ kỹ thuật; Cơ điện tử; Công nghiệp chế tạo thông minh; Nông nghiệp số; Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano; Công nghiệp văn hoá số; y tế sức khỏe, … Đồng thời, Nhà trường tập trung đầu tư, dành nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về các công nghệ ưu tiên, trọng tâm là: Công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng; Trí tuệ nhân tạo; Công nghệ sinh học; Điện tử y sinh; Thiết kế và chế tạo vi mạch bán dẫn; Hàng không vũ trụ; Giám sát hiện trường; Xây dựng và giao thông,…

Trong thời gian qua, Trường ĐH Công nghệ đã tích cực thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844); Nhiều nhóm nghiên cứu là giảng viên, sinh viên cùng tham gia cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp – Sáng tạo VNU năm 2022”; Hoàn thiện cơ chế quản lý về KH&CN gắn với đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp Spin-off. Nhiều hội thảo, ngày hội khởi nghiệp đã được nhà trường tổ chức, tạo sân chơi và trải nghiệm để hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên trong lúc còn ngồi ghế nhà trường.

Chia sẻ về định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ của nhà trường trong thời gian tới, GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ cho biết: Trong lĩnh vực đào tạo, khoa học công nghệ, nhà trường luôn chú trọng nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ. Chiến lược phát triển của nhà trường là phát triển khoa học công nghệ gắn kết chặt chẽ với phát triển đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ và mở rộng cơ hội việc làm, phục vụ việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học và sau đại học.

Nhà trường chú trọng phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, nâng cao tiềm lực thực hiện các nhiệm vụ KHCN trọng điểm; tích hợp hiệu quả NCKH và đào tạo; đẩy mạnh hợp tác trường – Viện – Doanh nghiệp trong nghiên cứu, đào tạo; triển khai các giải pháp hỗ trợ công bố quốc tế và đăng ký sở hữu trí tuệ.

Xây dựng các chính sách ưu đãi, tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các nhóm nghiên cứu nhằm phát huy tiềm lực KH&CN của cán bộ trong nhà trường, nâng cao số lượng và chất lượng công trình công bố.

Tăng cường kết nối với các hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước nhằm gia tăng tiềm lực khoa học và công nghệ của Trường. Xây dựng và cải tiến các quy trình quản lý đề tài KHCN các cấp nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ khoa học trong việc thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KHCN. – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Chử Đức Trình nhấn mạnh thêm.

(UET-News)

Bài viết liên quan:

– Robot hái trái cây tự động – giải pháp mới cho ngành nông nghiệp công nghệ cao

– Làm chủ công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp

– Dự án nghiên cứu của Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN được Quỹ VinIF tài trợ nghiên cứu

– Ứng dụng thực tế ảo trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

– Ấp ủ đề tài nghiên cứu khoa học từ đam mê với máy bay không người lái

-Trường ĐH Công nghệ phát triển thiết bị giao tiếp cho người mất khả năng nói – BLife

– Đưa nghiên cứu “Hệ thống thị giác máy để nâng cao độ tin cậy của Robot gắp và đặt linh kiện tự động” triển khai vào doanh nghiệp sản xuất

– VNU-UET chuyển giao cho FSOFT-GAM giải pháp kiểm thử tự động cho các dự án C/C++

– Nghiên cứu sự tiến hóa và lây lan của dịch bệnh bằng cải tiến phương pháp UFBoot

-Theo đuổi nghiên cứu về lĩnh vực kiểm thử phần mềm điều khiển xe ô tô

Bài viết liên quan