[Tin tức – TTXVN] Cận cảnh cơ sở vật chất hiện đại của trường đại học đào tạo Công nghệ – kỹ thuật
Để đào tạo được khối ngành Công nghệ kỹ thuật, cơ sở đào tạo phải có mức đầu tư về hệ thống phòng thí nghiệm, giảng đường rất tốn kém. Đặc biệt là nền tảng công nghệ.
Video cận cảnh cơ sở vật chất đào tạo Công nghệ – kỹ thuật của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Khẳng định vai trò của các ngành Công nghệ – kỹ thuật trong tương lai, PGS. TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Trong thời gian vừa qua, Việt Nam là một nước có sức hút đầu tư FDI trên thế giới nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế của mình trong sản xuất công nghiệp, phần mềm và mới đây là bán dẫn. Tôi tin trong 10 – 20 năm nữa, nhu cầu nhân lực về ngành Công nghệ – kỹ thuật của Việt Nam rất lớn. Đây là cơ hội để các trường đại học, viện nghiên cứu đầu tư vào nhân lực, chất lượng đào tạo. Từ đó, xây dựng được đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu với sự phát triển của đất nước”.
Trường Đại học Công nghệ tập trung đầu tư và phát triển các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật. Đặc biệt liên quan ICT, Công nghệ Thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Điện tử và cơ điện tử và nhiều ngành khác.
Theo GS Chử Đức Trình, liên quan đến Công nghệ kỹ thuật, bên cạnh việc trang bị giảng đường, phòng thí nghiệm rất tốt kém, thì cần xây dựng được đội ngũ giảng viên. Giảng viên là giá trị cốt lõi các trường đại học.
“Nhiều thiết bị không phải đầu tư 1 lần mà có tuổi thọ tính theo tháng hoặc chu kỳ vài năm một lần”, GS Chử Đức Trình nói.
Cùng phóng viên báo Tin tức cận cảnh cơ sở vật chất đào tạo Khoa học máy tính của Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội):
Hệ thống máy in 3D tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ có mức đầu tư hàng chục tỷ đồng.
Một bàn tay in 3D đa vật liệu ứng dụng trong hệ thống robot.
Chip vi lưu cho các ứng dụng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh như xét nghiệm ung thư, hỗ trợ điều trị hiếm muộn
Bài thực tập cho sinh viên năm thứ hai thực hành về các hệ thống điện tử số.
Thiết bị đo điện hóa tiên tiến PalmSens cho các nghiên cứu các hệ thống cảm biến.
Cánh tay robot Yumi, hệ thống robot “hợp tác” hiện đại nhất hiện nay được sử dụng trong giảng dạy tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trường chú trọng đầu tư vào các hệ thống và thiết bị tính toán hiệu năng cao, nhằm mục đích nâng cao chất lượng thực hành và thực tập cho sinh viên.
(Theo Báo Tin tức – TTXVN)