Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Văn Hậu

Tên đề tài luận án: Chế tạo và khảo sát tính chất gia cường của lớp mạ điện nano chứa graphene.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Văn Hậu                            2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 24/08/1991                                                          4. Nơi sinh: TP. Huế

       5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 778/QĐ-CTSV, ngày 21 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

  • Điều chỉnh cán bộ hướng dẫn khoa học và đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 340/QĐ-ĐT, ngày 03 tháng 04 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.
  • Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo thống nhất của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở ngày 22 tháng 10 năm 2021

7. Tên đề tài luận án: Chế tạo và khảo sát tính chất gia cường của lớp mạ điện nano chứa graphene.

8. Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano                            9. Mã số: 944012801QTD

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

– Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Phương Hoài Nam.

– Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Bùi Hùng Thắng

Thông tin LATS của NCS Trần Văn Hậu (tiếng Anh)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Kết quả chính của luận án thể hiện qua các nội dung sau và đây cũng là những đóng góp mới của luận án:

  • Quá trình nghiền bi năng lượng cao trong 5 giờ đã làm giảm kích thước vật liệu GNPs từ khoảng 5 µm xuống còn 200 nm, chiều dày giảm từ 12 nm xuống còn 1,49 nm, diện tích bề mặt riêng tăng đến 555 %. Quá trình nghiền bi năng lượng cao trong 5 giờ ít ảnh hưởng đến cấu trúc nano của vật liệu GNPs.
  • Độ ổn định và khả năng phân tán của vật liệu GNPs biến tính phụ thuộc vào kích thước vật liệu GNPs. Trong luận án này, vật liệu GNPs5-COOH đã đạt đến trạng thái phân tán ổn định với giá trị thế zeta đo được là 29,2 mV.
  • Lớp mạ điện Ni/GNPs có độ cứng tế vi là 130±8 HV thấp hơn 57 HV so với lớp mạ điện Ni. Kết quả này chứng tỏ vật liệu GNPs không biến tính không có khả năng tăng cường độ cứng cho lớp mạ điện niken.
  • Các lớp mạ điện Ni/GNPs-COOH đều có độ cứng cao hơn lớp mạ điện Ni thuần từ 42 HV đến 86 HV phụ thuộc vào kích thước vật liệu GNPs-COOH đã sử dụng.
  • Khi sử dụng vật liệu GNPs càng bé làm thành phần gia cường cho lớp mạ điện Ni thì độ cứng, tính chất chống mài mòn và chống ăn mòn của lớp mạ điện tạo thành càng được cải thiện. Lớp mạ điện Ni/GNPs5 có các đặc tính cơ lý tốt hơn các lớp mạ điện còn lại với độ cứng lớn nhất (273 HV), độ mài mòn thấp nhất (mm3/N.m), tính chất chống ăn mòn mòn tốt nhất với giá trị mật độ dòng ăn mòn là 1,16 ´ 10-7 A/cm2, thế ăn mòn là -0,1661 V; độ tổn hao khối lượng do quá trình ăn mòn gây ra sau thử nghiệm phun muối là thấp nhất, giảm đến 55,27% so với lớp mạ điện Ni thuần.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đã hợp tác và sản xuất thử nghiệm tại Công ty TNHH T&C Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu và thử nghiệm để tối ưu hóa quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

Danh mục công bố trên tạp chí quốc tế uy tín

  1. Tran Van Hau, Pham Van Trinh, Nguyen Phuong Hoai Nam, Vu Dinh Lam, Phan Ngoc Minh and Bui Hung Thang (2019), Enhanced Hardness of Niken Coating Reinforced Functionalized Carbon Nanomaterials via an Electrodeposition Technique, Mater. Res. Express 6 0850c4 (IF = 1.620)
  2. Tran Van Hau, Pham Van Trinh, Nguyen Phuong Hoai Nam, Nguyen Van Tu, Vu Dinh Lam, Doan Dinh Phuong, Phan Ngoc Minh, Bui Hung Thang (2020), Electrodeposited niken–graphene nanocomposite coating: effect of graphene nanoplatelet size on its microstructure and hardness, RSC. Adv. 10 22080-22090 (IF = 3.361)
  3. Tran Van Hau, Pham Van Trinh, Nguyen Phuong Hoai Nam, Nguyen Van Tu, Phan Nguyen Duc Duoc, Mai Thi Phuong, Doan Dinh Phuong, Vu Dinh Lam, Phan Ngoc Minh, Bui Hung Thang (2021), Electrodeposited niken–graphene nanocomposite coating: influence of graphene nanoplatelets size on wear resistance and anti-corrosion property, Appl. Nanosci. 11 11481-1490 (IF=3.674)

Danh mục công bố trên tạp chí quốc gia

  1. Trần Văn Hậu, Phạm Văn Trình, Nguyễn Phương Hoài Nam, Cao Thị Thanh, Vũ Đình Lãm, Phan Ngọc Minh, Bùi Hùng Thắng (2019), Ứng dụng phương pháp nghiền bi năng lượng cao để nâng cao hiệu quả phân tán vật liệu graphen đa lớp trong chất lỏng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, Tập 128, số 1C, 35-42

Danh mục công bố tại hội nghị trong nước và quốc tế

  1. Tran Van Hau, Nguyen Viet Phuong, Vu Dinh Lam, Phan Ngoc Hong, Phan Hong Khoi, Phan Ngoc Minh, Bui Hung Thang, (2018), Enhancing Metallic Hardness by Using The Nickel-Graphene Nanocomposite Coating, Proceedings of ACCMS-Theme Meeting on Multiscale Modelling of Materials for Sustainable Development (ACCMS-TM 2018), 7-9th September 2018, Hanoi, Vietnam, pp. 232.
  2. Tran Van Hau, Nguyen Viet Phuong, Vu Dinh Lam, Phan Ngoc Hong, Phan Hong Khoi, Phan Ngoc Minh, Bui Hung Thang, (2018), Effect of multiwalled carbon nanotubes concentrations on hardness, thickness and the surface morphology of nickel-graphene/multiwalled carbon nanotubes nanocomposite coating, Proceedings of 3rd International workshop on corrosion and protection of materials, 18-21st, Hanoi, Vietnam, pp. 68.
  3. Tran Van Hau, Nguyen Viet Phuong, Vu Dinh Lam, Phan Ngoc Hong, Phan Hong Khoi, Phan Ngoc Minh, Bui Hung Thang, (2018), Enhancing of hardness and corrosion resistance nickel coating by using the graphene/multi-walled carbon nanotubes additive, Proceedings of The 9th International workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology, November 7 -11, Ninh Binh, Vietnam, pp. 212-213

Danh mục đăng ký sáng chế được cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn

STT Tác giả Tên đăng ký sáng chế Số đơn Quyết định chứng nhận đơn
1 Bùi Hùng Thắng, Trần Văn Hậu, Phạm Văn Trình, Nguyễn Phương Hoài Nam, Phan Ngọc Minh, Vũ Đình Lãm Quy trình công nghệ chế tạo lớp mạ điện niken gia cường vật liệu graphen 1-2018-05838 Cục Sở hữu Trí tuệ cấp ngày 23 tháng 01 năm 2019
2 Bùi Hùng Thắng, Trần Văn Hậu, Nguyễn Phương Hoài Nam, Phan Ngọc Minh, Vũ Đình Lãm Thiết bị và quy trình chế tạo lớp mạ điện kim loại gia cường vật liệu nano ứng dụng công nghệ rung siêu âm 1-2019-01259 Cục Sở hữu Trí tuệ cấp ngày 12 tháng 04 năm 2019

Bài viết liên quan