Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Đình Dư

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng Phương pháp CFEM trong Cơ học vật rắn biến dạng

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Dư           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 22/02/1985                                             4. Nơi sinh: Bình Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 778/QĐ-CTSV ngày 21 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng Phương pháp CFEM trong Cơ học vật rắn biến dạng

8. Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật.                                             9. Mã số: 9520101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

                                                          PGS.TS Bùi Quốc Tính

Thông tin luận án TS của NCS Nguyễn Đình Dư (tiếng Anh)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

     – Xây dựng hoàn chỉnh các phần tử của phương pháp CFEM bằng một công thức hàm dạng chung cho các bài toán Cơ vật rắn 2D và 3D.

    – Áp dụng thành công phương pháp CFEM phân tích các vấn đề Cơ học vật rắn, Cơ học phá hủy, cho kết cấu vật liệu thông thường và kết cấu FGM.

    – Áp dụng thành công phương pháp CFEM phân tích bài toán phi tuyến hình học trong Cơ học vật rắn 2D và 3D trong giới hạn vật liệu đàn hồi tuyến tính, vật liệu gần như không nén được.

   – Xây dựng thành công một kỹ thuật tích phân số mới, được gọi là kỹ thuật tích phân 3D-EM và tích phân EF, với số điểm tích phân là ít hơn kỹ thuật tích phân Gaussian truyền thống tương ứng nhưng vẫn đảm bảo được độ chính và tính ổn định trong khi tiết kiệm được thời gian tính toán.

   12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả thu được từ luận án sẽ là một đóng góp cho ngành Cơ học tính toán một phương pháp số mới, phương pháp CFEM. Cùng với đó là một kỹ thuật tích phân số mới, có thể thay thế tích phân Gaussian truyền thống. Một trong những đóng góp của luận án sẽ là nền tảng trong các phần mềm thương mại ở tương lai.

   13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

  • Một bài toán rất thú vị về chủ đề phân tích phi tuyến vật liệu, mô hình phá hoại. Vì các ứng dụng trong kỹ thuật thường liên quan đến tối ưu sử dụng vật liệu, nghĩa là kết cấu làm việc ở trạng thái dẻo.
  • Lồng ghép các kỹ thuật biến dạng giả định vào công thức của CFEM để phân tích phi tuyến vật liệu siêu đàn hồi, vật liệu siêu đàn hồi bị nứt.
  • Bài toán cơ nhiệt trong vật liệu FGM cũng là một đề tài thú vị. Vì kết cấu FGM hiện nay đã được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật như hàng không vũ trụ, vận tải và xây dựng. Bài toán nứt và dự đoán sự phát triển vết nứt trong vật liệu tổng hợp FGM cũng là một đề tài đáng quan tâm.

    14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  • Nguyễn Đình Dư, Nguyễn Đình Đức, Bùi Quốc Tính (2017). Một phương pháp tích phân mới cho phần tử tứ giác nội suy kép (CQ4) cải thiện ma trận độ cứng. Hội Nghị Cơ Học Toàn Quốc Lần X. 8-9/12/2017. Tập 4, Cơ học tính toán.
  • Nguyễn Đình Dư, Nguyễn Đình Đức, Bùi Quốc Tính (2018). Áp dụng PTHH nội suy kép phân tích vật liệu chức năng đàn hồi tuyến tính 2D. Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn lần thứ XIV, Đại học Trần Đại Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh Nội, 19-20/7/2018.
  • Nguyễn Đình Dư, Nguyễn Đình Đức, Bùi Quốc Tính (2019). Phương pháp tích phân mới áp dụng cho phần tử lục diện nội suy kép (CHH8) cải thiện thời gian tính toán. Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc. Kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Cơ học, Hà Nội, 09/04/2019.
  • Nguyễn Đình Dư, Nguyễn Đình Đức, Bùi Quốc Tính (2019). Phân Tích Động Bài Toán Nứt Phẳng Của Vật Liệu FGM Bằng Phần Tử Tứ Giác Mở Rộng Nội Suy Kép (XCQ4). Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất về Động lực học và Điều khiển. Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
  • Du Dinh Nguyen, Minh Ngoc Nguyen, Nguyen Dinh Duc, Jaroon Rungamornrat, Tinh Quoc Bui (2021). Enhanced nodal gradient finite elements with new numerical integration schemes for 2D and 3D geometrically nonlinear analysis. Applied Mathematical Modelling, 93, pp. 326-359.
  • Du Dinh Nguyen, Dinh Duc Nguyen, Tinh Quoc Bui (2021). Analysis of linear elastic fracture mechanics for cracked functionally graded composite plate by enhanced local enriched consecutive-interpolation elements. VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol. 37, No. 1, pp. 1-11.
  • Du Dinh Nguyen, Minh Ngoc Nguyen, Nguyen Dinh Duc, Tinh Quoc Bui (2022). Modeling the transient dynamic fracture and quasi-static crack growth in cracked functionally graded composites by the extended four-node gradient finite elements. Composite Structures, 284, 115056.

Bài viết liên quan