Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Đỗ Huy Điệp
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển máy phát tịnh tiến không lõi sắt cho thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Huy Điệp 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 21/12/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS: số 1222/QD-CTSV ngày 06/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển máy phát tịnh tiến không lõi sắt cho thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng
8. Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật 9. Mã số: 9520101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: PGS.TS. Đặng Thế Ba
Cơ quan công tác: Trường Đại học Công nghệ – ĐH Quốc Gia Hà Nội
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Đỗ Huy Điệp (tiếng Anh)
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đạt được một số kết quả chính như sau:
Đầu tiên, đề xuất một giải pháp thiết kế cho một loại thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng dạng phao kép cơ cấu trực tiếp sử dụng máy phát điện tịnh tiến phù hợp cho các vùng biển sâu. Thiết bị có thiết kế không phức tạp, dễ chế tạo; dễ triển khai hoạt động, dễ bảo trì bảo dưỡng góp phần phát triển khai thác sử dụng nguồn năng lượng sóng đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; phù hợp xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
Đã đề xuất một sơ đồ cấu tạo; xây dựng mô hình mô phỏng và chương trình trên Matlab – Simulink để tính toán mô phỏng và khảo sát công suất máy phát tịnh tiến nam châm vĩnh cửu không lõi sắt theo các thông số cấu tạo của thiết bị.
Tiếp đó, đã thực hiện các tính toán khảo sát công suất đầu ra của mẫu máy máy phát điện tịnh tiến theo các thông số cấu tạo như cách sắp xếp các dãy nam châm, kích thước cuộn dây, kích thước dây quấn,… và xác định được một số đặc trưng cấu tạo cũng như kích thước tối ưu cho máy phát.
Cuối cùng, đã áp dụng và tính toán để xác định cách tăng cường từ trường qua cuộn dây máy phát bằng cách áp dụng cách sắp xếp dãy nam châm theo cấu trúc Halbach. Các tính toán mô phỏng đã được thực hiện và xác định được một cấu trúc Halback cho mấy phát tịnh tiến nam châm vĩnh cửu không lõi sắt với công suất tăng thêm 10% so với cấu trúc thông thường.
Công bố bảy bài báo khoa học được đăng trên các ấn phẩm Scopus và tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong thời gian tới, nghiên cứu sinh tập trung vào các nghiên cứu để giải quyết một số hạn chế còn tồn tại của luận án. Trong đó, tập trung tiến hành một số nghiên cứu sau đây:
- Xây dựng phát triển bài toán tính toán tối ưu hóa cấu tạo để có được hiệu suất chuyển đổi năng lượng lớn nhất;
- Nghiên cứu phát triển bộ ổn định, nắn dòng để tạo được dòng điện ổn định, phù hợp với việc hòa lưới điện;
- Chế tạo thiết bị theo thiết kế để kiểm tra đối chiếu với các kết quả tính toán, mô phỏng tiến tới nắm giữ công nghệ chế tạo thiết bị hoạt động ổn định, giá thành hợp lý.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Đỗ Huy Điệp, Đặng Thế Ba và Nguyễn Văn Đức (2019), “Tính toán và tối ưu hóa thiết kế máy phát điện dãy nam châm Halback cho thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng“, Hội nghị cơ học toàn quốc In: Hội nghị Cơ học toàn quốc 2019, 9/4/2019, Hà Nội
[2] Do, Huy Diep and Dang, The Ba and Nguyen, Van Duc (2019), “Design Of Linear Generator With Halbach Dual Magnet Structure According To Wave Energy Converter For Navigational Buoys“. , The 5th International Conference on Engineering Mechanics and Automation (ICEMA 5), 11-12 October 2019, Hanoi.
[3] Do Huy Diep, Nguyen Van Duc, Nguyen Xuan Quynh and Dang The Ba (2020), “Khảo sát từ trường của dãy nam châm kép sắp xếp theo cấu trúc Halbach trong máy phát tuyến tính sử dụng trong thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng“, TNU Journal of Science and Technology 2020, 225(14).pp 54 – 61. ISSN 1859-2171.
[4] Đỗ Huy Điệp, Nguyễn Văn Đức, Đặng Thế Ba (2020), “Ứng dụng MatlabSimulink trong tính toán suất điện động và công suất cho máy phát điện tịnh tiến sử dụng cấu trúc nam châm Halbach“, Hội nghị Cơ học Thủy khí toàn quốc 2020.
[5] Do Huy Diep, Nguyen Van Duc, Nguyen Xuan Quynh and Dang The Ba (2020), “Optimizing linear generator design’s parameters for output power using mix numerical and analytical technique“ International Conference on Advanced Mechatronic Systems, Hanoi, Vietnam, December 10 – 13, 2020.
[6] Do Huy Diep, Nguyen Xuan Quynh and Dang The Ba (2021), “Study on the field strength and the output power of the dual halbach magnet array based linear generator using mix calculation methods“, Int. J. of Advanced Mechatronic Systems,2021 Vol.9 No.3, pp.174 – 183.
[7] Huy Diep Do, The Ba Dang (2021), “Study on the influence of period and wave amplitude on the output power of linear generator by numerical methods“, The 6th International Conference on Engineering Mechanics and Automation (ICEMA 6), November 14 2021, Hanoi.