Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Chu Thị Minh Huệ
Tên đề tài luận án: Kiểm thử dựa trên mô hình với cách tiếp cận mô hình hóa chuyên biệt miền.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Chu Thị Minh Huệ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/11/1982 4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1118/QĐ-CTSV ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Theo quyết định số 688/QĐ-ĐT ngày 24 tháng 09 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội về việc bổ sung cán bộ hướng dẫn 2 là TS. Đặng Đức Hạnh.
Theo quyết định số 1161/QĐ-CTSV ngày 30/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho phép tạm ngừng học tập trong thời gian 06 tháng vì lý do thai sản.
7. Tên đề tài luận án: Kiểm thử dựa trên mô hình với cách tiếp cận mô hình hóa chuyên biệt miền.
8. Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm 9. Mã số: 9480103.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình
TS. Đặng Đức Hạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đề xuất phương pháp đặc tả ca sử dụng với cách tiếp cận mô hình hóa chuyên biệt miền. Để thực hiện mục tiêu này, luận án tiến hành khảo sát miền đặc tả ca sử dụng. Kế tiếp, luận án đề xuất ngôn ngữ đặc tả chuyên biệt miền tên là USL cho miền đặc tả ca sử dụng. Ngôn ngữ được xây dựng với cú pháp trừu tượng, cú pháp cụ thể, và tập các luật ràng buộc trên cú pháp trừu tượng. Cuối cùng để cung cấp một ngữ nghĩa thực thi cho ngôn ngữ, luận án ánh xạ một mô hình USL sang một bộ chuyển trạng thái được gán nhãn. Sự khác biệt của phương pháp đề xuất đối với các nghiên cứu trước đây thể hiện ở khả năng đặc tả đầy đủ các thông tin mô tả về cấu trúc và hành vi trong ca sử dụng bằng các khái niệm chuyên biệt cho miền ca sử dụng từ đó đem lại khả năng tích hợp ca sử dụng vào trong phương pháp phát triển hướng mô hình và dễ hiểu với các bên liên quan phi kỹ thuật.
Đề xuất ngôn ngữ đặc tả ca kiểm thử với hướng tiếp cận mô hình hóa chuyên biệt miền và phương pháp chuyển tự động từ các mô hình ca sử dụng trong USL sang mô hình đặc tả ca kiểm thử TCSL. Tại mức kiểm thử hệ thống, các yêu cầu chức năng phần mềm được sử dụng là đầu vào để xác định các ca kiểm thử chức năng. Để sinh tự động các ca kiểm thử từ ca sử dụng, các ca sử dụng được đặc tả chính xác bằng các mô hình USL. Sau đó, các mô hình USL này được sử dụng là đầu vào để sinh các kịch bản và các dữ liệu kiểm thử cũng như trạng thái bên trong hệ thống trước khi ca sử dụng thực hiện. Cuối cùng, các thông tin của các ca kiểm thử đã được sinh được chuyển vào trong một mô hình TCSL đặc tả các ca kiểm thử. Sự khác biệt của phương pháp đã đề xuất đối với các nghiên cứu trước đây thể hiện, thông tin các ca kiểm thử chức năng được xác đinh đủ chi tiết và cụ thể để có thể là đầu vào cho các công cụ thực thi kiểm thử đọc để chuyển tự động sang các tập lệnh kiểm thử. Cụ thể thông tin các ca kiểm thử được xác định gồm: các bước kiểm thử, kiểu của bước kiểm thử, hành động và đối tượng của bước kiểm thử, dữ liệu kiểm thử cụ thể. Trong khi các nghiên cứu khác chỉ xác định được thông tin mô tả các bước kiểm thử và dữ liệu kiểm thử. Ngoài ra khác với các nghiên cứu khác, các ca kiểm thử được sinh được đặc tả bằng một mô hình TCSL. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để thực thi và chuyển đổi giữa các định dạng khác nhau của các ca kiểm thử.
Xây dựng công cụ hỗ trợ phương pháp USL. Công cụ này cho phép tích hợp ca sử dụng vào trong phương pháp phát triển hướng mô hình. Công cụ gồm một trình soạn thảo các mô hình USL và các bộ sinh tự động các chế tác khác nhau từ các mô hình USL.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả trong luận án có thể ứng dụng vào đặc tả rõ ràng các thông tin mô tả trong các ca sử dụng cho mục đích sinh tự động các chế tác phần mềm từ ca sử dụng như các ca kiểm thử có thể thực thi tự động được.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Phát triển ngôn ngữ đặc tả dạng văn bản cho ngôn ngữ USL; phát triển cú pháp cụ thể cho ngôn ngữ đặc tả TCSL; nghiên cứu phương pháp xây dựng các trạng thái mới của hệ thống dựa trên các ràng buộc hậy điều kiện; đề xuất các bộ sinh các chế tác phần mềm khác nhau từ đặc tả USL; hoàn thiện bộ công cụ USL.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Chu Thi Minh Hue, Duc-Hanh Dang, and Nguyen Ngoc Binh USLTG: Test Case Automatic Generation by Transforming Use Cases. (accepted by Int’l Journal of Software Engineering and Knowledge Engineering Journal (IJSEKE, 2019 )). (ISI index)
[2] Chu Thi Minh Hue, Duc-Hanh Dang, Nguyen Ngoc Binh, and Le Minh Duc. USL: A Domain-Specific Language for Precise Specification of Use Cases and Its Transformations. Informatica, Vol 42(3), pages 323-343, 2018. ISSN 0350-5596. (Scopus indexed)
[3] Chu Thi Minh Hue, Duc-Hanh Dang, and Nguyen Ngoc Binh A Transformation-Based Method for Test Case Automatic Generation from Use Cases. Proc. 10th Int. Conf. Knowledge and Systems Engineering (KSE), pages 252-257. IEEE Computer Society 2018. ISBN 978-1-5386-6113-0.
[4] Minh-Hue Chu, Duc – Hanh Dang, Ngoc – Binh Nguyen, Minh – Duc Le, and Thi – Hanh Nguyen. USL: Towards Precise Specification of Use Cases for Model – Driven Development. Proc. 8th Int. Symp. Information and Communication Technology SoICT), pages 401-408. ACM 2017. ISBN 978-1-4503-5328-1.
[5] Chu Thi Minh Hue, Nguyen Ngoc Binh, and Duc-Hanh Dang. A Method to Specify Software Functional Requirements for System Test Case Generation. Proc. 9th National Conf. Fundamental and Applied Information Technology Research (Fair), pp.1-8, 2016.
[6] Chu Thị Minh Huệ, Đặng Đức Hạnh, và Nguyễn Ngọc Bình. Phương
Pháp Sinh Tự Động Ca Kiểm Thử từ Mô Hình Ca Sử Dụng. Proc. 8th National Conf. Fundamental and Applied Information Technology Research (Fair), pp.590-599, 2015.