Thông tin luận án của NCS Lê Thị Thanh Lưu
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tích hợp tri thức trong logic khả năng dựa trên kỹ thuật đàm phán và tranh luận
1. Họ và tên: Lê Thị Thanh Lưu 2. Giới tính:Nữ
3. Ngày sinh: 05/12/1974 4. Nơi sinh: Quảng Ngãi
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 899/QĐ-ĐT, ngày 8 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi cán bộ hướng dẫn và tên đề tài. Quyết định mới số 276/QĐ-ĐT ngày 24 tháng 03 năm 2017của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tích hợp tri thức trong logic khả năng dựa trên kỹ thuật đàm phán và tranh luận
8. Chuyên ngành: Hệ thống thông tin 9. Mã số:9480104.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Thành, TS. Trần Trọng Hiếu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Đề xuất phương pháp tích hợp các cơ sở tri thức (CSTT) ưu tiên nói chung, CSTT khả năng (CSTTKN) nói riêng với tập tri thức ràng buộc (có vai trò như là trọng tài của quá trình tích hợp) dựa trên kỹ thuật đàm phán với các nội dung cụ thể sau:
– Đề xuất các định đề cho quá trình tích hợp các CSTT ưu tiên dựa trên các kỹ thuật đàm phán. Các định đề này được phát triển từ các tiên đề của giải pháp đàm phán nhượng bộ đồng thời trong các trò chơi đàm phán và các định đề của quá trình tích hợp các CSTTKN và chúng được xem là mô hình tiên đề của quá trình tích hợp các CSTT ưu tiên dựa trên kỹ thuật đàm phán.
– Đề xuất khung tích hợp các CSTT ưu tiên có thể nhất quán hoặc không với tập ràng buộc dựa trên kỹ thuật đàm phán (gọi là khung tích hợp – đàm phán ). Khung này được phát triển dựa trên ý tưởng của quá trình tích hợp các CSTTKN và kỹ thuật xây dựng giải pháp đàm phán nhượng bộ đồng thời trong trò chơi đàm phán. Khung tích hợp – đàm phán đã khắc phục nhược điểm chính của giải pháp đàm phán nhượng bộ đồng thời và hiện tượng những tri thức được nhiều người chơi(tác tử) hỗ trợ nhưng vẫn không được đưa vào CSTT tích hợp chỉ vì thứ tự ưu tiên của nó trong các CSTT thấp. Khung tích hợp – đàm phán được mô tả một cách định tính và được xem là mô hình xây dựng của quá trình tích hợp CSTT ưu tiên dựa trên kỹ thuật đàm phán.
– Đề xuất thuật toán mô tả chính xác Khung tích hợp – đàm phán và sử dụng thuật toán này để chứng minh mối liên quan giữa mô hình tiên đề và mô hình xây dựng của quá trình tích hợp các CSTT ưu tiên dựa trên kỹ thuật đàm phán.
– Độ phức tạp tính toán của thuật toán đã được ước lượng cụ thể và được xác định tường minh hơn nữa khi các CSTT ưu tiên là CSTTKN.
11.2. Đề xuất phương pháp tích hợp các CSTT ưu tiên nói chung, CSTTKN nói riêng dựa trên kỹ thuật tranh luận với các nội dung cụ thể sau:
– Mô hình tiên đề của quá trình tích hợp các CSTT ưu tiên dựa trên kỹ thuật tranh luận được phát triển tử các định đề của quá trình tích hợp các CSTTKN đã được biết và sử dụng rộng rãi cho đến nay.
– Đề xuất khung tích hợp các CSTT ưu tiên có thể nhất quán hoặc không dựa trên kỹ thuật tranh luận(được gọi là khung tích hợp-tranh luận), ở đó mỗi CSTT ưu tiên được xem là một khung tranh luận.Khung tích hợp – tranh luận được xây dựng dựa trên dựa trên ý tưởng của quá trình tích hợp các CSTTKN và kỹ thuật xử lý tri thức mâu thuẫn nhau sử dụng kỹ thuật tranh luận. Khung này khắc phục được nhược điểm là những tri thức gây mâu thuẫn (không được hoặc ít được các tác tử tham gia tranh luận hỗ trợ) vẫn có thể được tích hợp chỉ vì trọng số của tri thức đó cao. Khung này cũng được mô tả một cách định tính và được xem là mô hình xây dựng của quá trình tích hợp tri thức dựa trên tranh luận.
– Đề xuất thuật toán mô tả chính xác khung tích hợp – tranh luận và sử dụng thuật toán này để chỉ ra mối liên hệ giữa mô hình xây dựng và mô hình tiên đề của quá trình tích hợp dựa trên kỹ thuật tranh luận.
– Độ phức tạp của thuật toán nói trên cũng được ước lượng cụ thể và được xác định một cách tường minh, cụ thể khi các CSTT ưu tiên trở thành các CSTTKN và khi đó những kỹ thuật tranh luận như lập luận tấn công hoặc bị tấn công của các tác tử tham gia tranh luận sẽ được chuyển đổi thành lập luận hỗ trợ và được hỗ trợ trong quá trình tích hợp các CSTTKN.
Tuy rất khó có thể xây dựng được các biểu thức toán học thể hiện chính xác được nội dung của các khung tích hợp – đàm phán và khung tích hợp – tranh luận được đề xuất, nhưng bằng thuật toán có thể mô tả chính xác được những nội dung này. Và việc sử dụng những thuật toán như vậy để chứng mình quá trình tích hợp các CSTT theo các khung tích hợp được đề xuất thỏa mãn các định đề (hay mô hình tiên đề) đã cho là cách tiếp cận mới của luận án này.
11.3. Đề xuất mở rộng, phát triển phương pháp tích hợp nhiều CSTTKN sử dụng hai họ toán tử tích hợp với các nội dung cụ thể là:
– Mở rộng và phát triển phương pháp tích hợp hai CSTTKN sử dụng hai họ toán tử thành phương pháp tích hợp nhiều CSTTKN sử dụng hai họ toán tử. Chỉ ra điều kiện cần và đủ để quá trình tích hợp nhiều CSTTKN sử dụng hai toán tử có thể thực hiện được. Phương pháp tích hợp nhiều CSTTKN sử dụng hai toán tử khi đó được gọi là phương pháp tich hợp kết hợp sử dụng 2 toán tử.
– Chỉ ra các định đề mà quá trình tích hợp kết hợp các CSTTKN sử dụng 2 toán tử thỏa mãn và xây dựng thuật toán cho quá trình tích hợp kết hợp này.
11.4. Đề xuất phương pháp tích hợp các cơ sở tri thức khả năng biểu trưng (CSTTKNBT)theo quan điểm định đề với các nội dung cụ thể là:
– Đề xuất phương pháp tích hợp các CSTTKNBT theo quan điểm định đề được thực hiện thông qua việc tích hợp các phân bố không khả năng biểu trưng đặc trưng cho các CSTTKN thành phần.
– Đề xuất phương pháp tích hợp phân cấp các CSTTKNBT theo quan điểm định đề thông qua việc tích hợp phân cấp các phân bố không khả năng biểu trưng đặc trưng cho các CSTTKN thành phần.
– Chỉ ra các tính chất logic mà các CSTT tích hợp bởi hai phương pháp nói trên thỏa mãn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Phương pháp tích hợp tri thức trong luận án này có thể được ứng dụng để tích hợp tri thức đến từ nhiều nguồn trong các hệ thống thông minh cũng như có thể được ứng dụng trong các quá trình ra quyết định đa tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống kinh tế – xã hội, đối ngoại, an ninh và quốc phòng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án này là:
Một là, xây dựng các chương trình tin học cho các thuật toán tích hợp các CSTTKN dựa trên kỹ thuật đàm phán, dựa trên kỹ thuật tranh luận, và dựa trên phương pháp tích hợp kết hợp các CSTTKN sử dụng hai toán tử và thực nghiệm ứng dụng của chúng.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu phát triển phương pháp tích hợp tri thức dựa trên kỹ thuật đàm phán và dựa trên kỹ thuật tranh luận, ở đó các kỹ thuật đàm phán trong lý thuyết trò chơi cũng như kỹ thuật tranh luận trong lý thuyết lựa chọn xã hội được lồng ghép vào quá trình tích hợp được mở rộng, phức tạp và sát với thực tế của cuộc sống hơn.
Ba là, nghiên cứu phương pháp tích hợp tri thức dựa trên kỹ thuật đàm phán và dựa trên kỹ thuật tranh luận ở đó quan hệ thứ tự trong mỗi CSTT chỉ là quan hệ thứ tự từng phần.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
– [LTTLuu_1] Lê Thi Thanh Lưu, Trần Trọng Hiếu: Một khung làm việc cho tích hợptri thức bằng đàm phán. Hội thảo quốc gia lần thứ XX: Một số vấn đề chọn lọc của Côngnghệ thông tin và truyền thông – Quy Nhơn, 23-24/11/2017 (ISSN: 1813-9663)
– [LTTLuu_2] Le Thi Thanh Luu: A Framework for Merging Possibilistic KnowledgeBases. Intelligent Information and Database Systems 11th Asian Conference, ACIIDS2019 Yogyakarta, Indonesia, April 8–11, 2019 (Scopus, DBLP)
– [LTTLuu_3] Le Thi Thanh Luu, Tran Trong Hieu: Belief Merging for PossibilisticBelief Bases. Advanced Computational Methods for Knowledge EngineeringProceedings of the 6 th International Conference on Computer Science, AppliedMathematics and Applications, ICCSAMA 2019 (Scopus, DBLP)
– [LTTLuu_4] Do Van Thanh, Le Thi Thanh Luu: Aggregation of symbolic possibilisticknowledge bases from the postulate point of view. Journal of Computer Science andCybernetics, V.36, N.1 (2020), 17 – 32 (ISSN 1813-9663)