Thông tin luận án của NCS Lê Khắc Quynh

      Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến từ trường có kích thước micro-nano dạng cầu Wheatstone dựa trên hiệu ứng từ-điện trở dị hướng”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Khắc Quynh                                                 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/12/1982                                     4. Nơi sinh: Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình

      5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3205/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài:

      – Tên cũ: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cảm biến micrô-nanô dựa trên vật liệu từ giảo và từ-điện trở.

     – Tên mới: Nghiên cứu chế tạo cảm biến từ trường có kích thước micro-nano dạng cầu Wheatstone dựa trên hiệu ứng từ-điện trở dị hướng.

     – Thời gian thay đổi: ngày 26 tháng 03 năm 2019 theo đề nghị của Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở.

     7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến từ trường có kích thước micro-nano dạng cầu Wheatstone dựa trên hiệu ứng từ-điện trở dị hướng”.

8. Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano                          9. Mã số: 944012801.QTD

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang

                                                             Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Trần Mậu Danh

       11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Tiếng Anh

        – Chế tạo, nghiên cứu tính chất từ và từ điện trở dị hướng trên các màng mỏng cấu trúc Ta/Ni80Fe20/Ta được chế tạo bằng phương pháp phún xạ phụ thuộc vào các thông số hình thái học như chiều dày màng, độ lớp từ trương ghim, phương ghim, hình dạng, …

        – Mô phỏng, tính toán, tối ưu thiết kế, từ đó chế tạo cảm biến dựa trên mạch cầu với các cấu trúc đơn thanh, đa thanh nối tiếp, nối tiếp-song song. Từ đó tìm ra cấu trúc cảm biến tối ưu cho độ nhạy cao trong vùng từ trường nhỏ. Cảm biến tối ưu có cấu trúc nối tiếp-song song vừa cho độ nhạy cao, vừa giảm được nhiễu nhiệt do đó sẽ có tỉ số tín hiệu/nhiễu lớn. 

      – Nghiên cứu khả năng ứng dụng của cảm biến tối ưu chế tạo được trong lĩnh vực đo góc định hướng từ trường trái đất và ứng dụng làm cảm biến sinh học (phát hiện DNA của vi khuẩn):

     ° Ứng dụng đo từ trường trái đất: luận án đã lựa chọn cảm biến loại đa thanh gồm 18 thanh nối tiếp song song, kích thước L = 250 µm, W = 10 µm, t = 5 nm. Kết quả đo thu được cảm biến hoạt động với độ nhạy góc Sα = 36 (μV/độ.)

    ° Ứng dụng phát hiện hạt từ: luận án đã lựa chọn cảm biến loại đa thanh gồm 6 thanh nối tiếp-song song, kích thước L = 3,2 mm, W = 150 µm, t = 5 nm có giới hạn phát hiện từ độ trên một đơn vị diện tích là 194×10-15 emu/mm2.

    ° Ứng dụng trong sinh học: sử dụng cảm biến loại đơn thanh tối ưu, kích thước dài L = 4 mm, rộng W = 0,15 mm, dày t = 5 nm dùng làm cảm biến sinh học đã phát hiện được sợi đơn ADN đích với lượng 4,5 pmol ADN của liên cầu khuẩn gây bệnh ở lợn S. suis.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có):

– Ứng dụng đo từ trường trái đất.

– Ứng dụng phát hiện hạt từ và cảm biến sinh học.

     13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có): luận án tiếp tục theo hướng phát triển, hoàn thiện sản phẩm ứng dụng tiến tới sản phẩm thương mại hóa.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

      [1]. Bùi Đình Tú, Đỗ Thị Hương Giang, Đồng Quốc Việt, Nguyễn Xuân Toàn, Trần Mậu Danh, Lê Khắc Quynh, Nguyễn Hải Bình, Nguyễn Hữu Đức (2013), Nghiên cứu, chế tạo linh kiện đo từ trường thấp dạng cầu Wheatstone dựa trên hiệu ứng từ-điện trở dị hướng (AMR), Tuyển tập Báo cáo Hội nghị VLCR và KHVL toàn quốc lần thứ 8, Thái Nguyên, trang 25.

      [2]. L.K. Quynh, B.D. Tu, D.X. Dang, D.Q. Viet, N.H. Duc, L.T. Hien and D.T. Huong Giang (2015), Fabrication and Investigation of magnetic sensor based on anisotropic magnetoresitance effects for magnetic beads detection, Tuyển tập Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu toàn quốc lần thứ 9 (SPMS), Thành phố Hồ Chí Minh, trang 93.

     [3]. L.K. Quynh, B.D. Tu, D.X. Dang, D.Q. Viet, L.T. Hien, D.T. Huong Giang, N.H. Duc (2016), Detection of magnetic nanoparticles using simple AMR sensors in Wheatstone bridge, Journal of Science: Advanced Materials and Devices 1, pp.  98-102.

     [4]. LT Hien, LK Quynh, VT Huyen, BD Tu, NT Hien, DM Phuong, PH Nhung, DTH Giang, NH Duc (2016), DNA-magnetic bead detection using disposable cards and the anisotropic magnetoresistive sensor, Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology, 7, pp. 045006.

     [5]. L.K. Quynh, B. D. Tu, C.V. Anh, N. H. Duc, A.T. Phung, T.T. Dung, and D. T. Huong Giang (2018), Design Optimization of an Anisotropic Magnetoresistance Sensor for Detection of Magnetic Nanoparticles, Journal of Electronic Materials, 48(2), pp. 997-1004.

     [6]. Le Khac Quynh, Nguyen The Hien, Nguyen Hai Binh, Tran Tien Dung, Bui Dinh Tu, Nguyen Huu Duc and Do Thi Huong Giang (2019), Simple planar Hall effect based sensors for low-magnetic field detection, Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology 10, pp. 025002.

     [7]. L.K. Quynh, B.D. Tu, N.T. Thuy, D.Q. Viet, N.H. Duc, A.T. Phung, and D.T. Huong Giang (2019), Meander anisotropic magnetoresistance bridge geomagnetic sensors, Journal of Science: Advanced Materials and Devices, 4 (2) pp. 327-332.

Mục này gồm có 07 công trình.

Bài viết liên quan