Phiên họp lần thứ 5 Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Công nghệ nhiệm kỳ 2019 – 2024

    Chiều ngày 26/8/2022, Hội đồng Khoa học và đào tạo của Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã họp phiên thứ 5 dưới sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Chủ tịch Hội đồng.

    Đây là phiên họp mở rộng của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Công nghệ với sự tham gia của một số nhà khoa học đến từ các trường đại học và lãnh đạo các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, các phòng chức năng.

Toàn thể Phiên họp lần thứ 5 Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Công nghệ nhiệm kỳ 2019 – 2024 

   Phiên họp này nhằm lấy ý kiến tư vấn, góp ý về  Đề án thành lập Khoa Công nghệ Giao thông – Vận tải; điều chỉnh, cập nhật các chương trình đào tạo thạc sĩ, cũng như bổ sung, điều chỉnh nội dung giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục của trường.

   Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng được nghe báo cáo về kết quả năm học 2021 – 2022 và các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023, nội dung giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục của trường; Đề án thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và các nội dung điều chỉnh, cập nhật các chương trình đào tạo thạc sĩ. Trên cơ sở các báo cáo trên, các thành viên hội đồng trao đổi trên tinh thần khách quan, dân chủ, trách nhiệm đối với các vấn đề nêu ra trong cuộc họp.

GS.TS Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng nhà trường Báo cáo kết quả năm học 2021 – 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023, các nội dung bổ sung, điều chỉnh giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục của trường

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trình bày Đề án thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông

PGS.TS Nguyễn Phương Thái – Trưởng phòng Đào tạo trình bày Nội dung điều chỉnh các CTĐT thạc sĩ theo hướng hiện đại, hấp dẫn, đáp ứng các xu hướng công nghệ mới.

   Trong phần thảo luận, các thành viên ấn tượng và đánh giá cao kết quả năm học 2021 – 2022 của trường, điểm trúng tuyển vào trường rất cao, một số ngành có điểm trúng tuyển cao nhất trong khối các trường kỹ thuật – công nghệ của Việt Nam, hầu hết sinh viên tốt nghiệp với điểm xuất sắc và giỏi. Đặc biệt số học viên, nghiên cứu sinh có các công bố trong nước và quốc tế chiếm tỷ lệ cao. Về khoa học công nghệ tổng kinh phí thu hút từ các đề tài, dự án đạt 19 tỷ đồng, số bài báo ISI/Scopus tăng trưởng mạnh. Các thành viên cũng rất tự hào khi các ngành đào tạo của trường được xếp hạng top đầu trong các trường  kỹ thuật – công nghệ tại Việt Nam trong các bảng xếp hạng thế giới THE và QS. Cụ thể, ngành Khoa học máy tính đứng thứ hạng 501-550 trong cả hai bảng xếp hạng; ngành Hệ thống thông tin có thứ hạng 501-550 của bảng xếp hạng QS; ngành Điện tử viễn thông có thứ hạng 451-500 của bảng xếp hạng THE; ngành Cơ kỹ thuật có thứ hạng 451-500 của bảng xếp hạng QS.

   Tại phiên họp các thành viên cũng đưa ra các các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu cũng như các giải pháp để nhà trường tự chủ thành công trong thời gian tới.

   Phát biểu tại phiên họp, PGS.TS Phạm Bảo Sơn – Ủy viên Hội đồng, Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh Nhà trường cần hợp tác, gắn kết chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp, bộ, ban ngành, địa phương; có những sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng mang tính chất liên ngành được chuyển giao; cũng như có chính sách thu hút và giữ chân các nhà khoa học.

 PGS.TS Phạm Bảo Sơn – Ủy viên Hội đồng, Phó Giám đốc ĐHQGHN phát biểu

    Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, tư vấn liên quan về Đề án thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và những nhận xét phản biện về các chương trình đào tạo mới bậc thạc sĩ từ phía các chuyên gia và giáo sư đầu ngành, Hội đồng đã thông qua Đề án thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và 10 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ điều chỉnh. Bên cạnh đó, các thành viên đưa ra các ý kiến góp ý có ý nghĩa đối với triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi trong bối cảnh tự chủ mới của Nhà trường.

   Kết luận tại phiên họp, GS.TS Nguyễn Hữu Đức thay mặt Hội đồng ghi nhận và biểu dương những thành tựu đã đạt được của nhà trường trong năm học 2021-2022, đồng thời đánh giá cao ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng. Theo đó, Đề án thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và báo cáo bổ sung, điều chỉnh các chương trình đào tạo bậc thạc sĩ đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn, quy định để tạo sự hấp dẫn thu hút đối với người học.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Chủ tịch HĐKH&ĐT phát biểu kết luận

Một số hình ảnh khác tại phiên họp:

 PGS.TS Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Phó Chủ tịch HĐKH&ĐT phát biểu

PGS.TS Vũ Văn Tích – Ủy viên HĐ Trưởng Ban KHCN – ĐHQGHN phát biểu

GS.TSKH Nguyễn Đông Anh, Ủy viên HĐ, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học

GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Ủy viên HĐ, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý

PGS.TS Trần Xuân Tú , Ủy viên HĐ, Viện Trưởng Viện Công nghệ thông tin – ĐHQGHN

PGS.TS Đinh Văn Mạnh, Ủy viên HĐ, Viện trưởng Viện Cơ học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

PGS.TS. Đào Thanh Toản nhận xét CTĐT thạc sĩ Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật Điện tử

PGS.TS. Nguyễn Thế Quang nhận xét CTĐT thạc sĩ Kỹ thuật Viễn thông định hướng nghiên cứu, Kỹ thuật Điện tử định hướng nghiên cứu

PGS.TS. Đỗ Thị Kim Anh nhận xét CTĐT thạc sĩ Vật liệu và linh kiện Nano

TS. Nguyễn Trường Giang nhận xét CTĐT thạc sĩ Cơ kỹ thuật và Kỹ thuật Cơ điện tử

(UET-News)

Bài viết liên quan