Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường lần thứ 18: Khơi dậy đam mê học tập và sáng tạo của sinh viên
Ngày 06/05/2022, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN lần thứ 18 đã được tổ chức tại Hội trường Sunwah. Năm nay, tại các hội nghị sinh viên nghiên cứu cấp Khoa/Viện/Bộ môn có 07 giải Nhất, 07 giải Nhì, 15 giải Ba và 08 giải Khuyến khích, trong đó lựa chọn 24 công trình trình bày tại hội nghị cấp Trường.
Tham dự hội nghị về phía ĐHQGHN có GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo; PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Trưởng ban Đào tạo; TS. Nguyễn Minh Trường – Phó trưởng ban Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên. Về phía Trường ĐHCN có GS.TS Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Nguyễn Hoài Sơn – Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển cùng các thành viên Hội đồng đánh giá là đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Nhà trường. Đồng hành với chương trình có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Phần mềm FPT và Công ty phát triển phần mềm Toshiba – Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Chử Đức Trình đã gửi lời cảm ơn đến các sinh viên/ nhóm sinh viên đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và vượt qua cấp khoa/viện/bộ môn để tham gia hội nghị cấp Trường hôm nay. Học đại học đặc biệt là các ngành về công nghệ kỹ thuật như Trường ĐHCN đòi hỏi sinh viên cần quá trình học tập tập trung, sáng tạo, say mê trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, học đại học sinh viên cần kỹ năng tự tìm hiểu, tự học và tư duy để làm việc độc lập bên cạnh các kỹ năng làm việc nhóm. GS nhấn mạnh, xây dựng niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu là yêu cầu lớn nhất đối với sinh viên bên cạnh học tập kiến thức, 70% sự thành công của sinh viên đến từ việc tự học và việc tự học sẽ diễn ra suốt đời.Tham gia nghiên cứu khoa học giúp sinh viên tiếp cận kho tàng tri thức rộng lớn của nhân loại và rèn luyện kỹ năng học tập suốt đời.
Phó Hiệu trưởng khẳng định sinh viên nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng nên Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên từ những năm đầu tiên tham gia vào các nhóm nghiên cứu cùng các thầy/cô. Trường ĐHCN là một thành viên tích cực trong đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao trong phạm vi ĐHQGHN và hệ thống giáo dục, nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Ngoài việc thu hút đầu tư kinh phí từ các đề tài khoa học, Nhà trường có nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp. Số lượng bài ISI/Scopus đạt tỷ lệ 0,72 bài/giảng viên.
GS.TS. Chử Đức Trình phát biểu khai mạc Hội nghị
Tại Hội nghị, các nhóm sinh viên thuyết trình kết quả nghiên cứu bằng slide tóm tắt và trình bày báo cáo bằng poster tại hội trường.
Các nhóm sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu
Tham dự Hội nghị, anh Đỗ Ngọc Hoàng – Giám đốc FPT Software Academy đánh giá cao những nỗ lực và kết quả nghiên cứu ban đầu của sinh viên. Đặc biệt là sự nghiêm túc, tinh thần cầu thị và đam mê nghiên cứu của sinh viên Trường ĐHCN. Trong đó, công trình “Nghiên cứu và phát triển hệ thống thị giác máy để nâng cao độ tin cậy của Robot gắp và đặt linh kiện tự động trong công nghiệp” do nhóm sinh viên Khoa Điện tử viễn thông nghiên cứu, đã gây ấn tượng về tính ứng dụng thực tiễn của đề tài này. Anh Hoàng chia sẻ, sau hội nghị công ty FPT Software sẽ làm việc với Khoa Điện tử viễn thông để trao đổi về cơ hội hai bên cùng kết hợp nghiên cứu đề tài trên.
Anh Đỗ Ngọc Hoàng (áo kẻ)
Đồng quan điểm với anh Đỗ Ngọc Hoàng, anh Nguyễn Đức Thịnh – Trưởng phòng kỹ thuật Công ty phát triển phần mềm Toshiba – Việt Nam cũng đánh giá cao những kết quả nghiên cứu của sinh viên. “Tôi ấn tượng nhất là 24 công trình trải dài mọi lĩnh vực về khoa học và công nghệ, với hàm lượng chất xám sinh viên đầu tư trong quá trình nghiên cứu. Những đề tài này rất gần với những lĩnh vực mà Công ty đang nghiên cứu như trí tuệ nhân tạo, hệ thống IOT, camera…”
Anh Nguyễn Đức Thịnh
Tại hội nghị, Công ty phát triển phần mềm Toshiba đã trao giải thưởng cho đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống thị giác máy để nâng cao độ tin cậy của Robot gắp và đặt linh kiện tự động trong công nghiệp” của nhóm sinh viên khoa Điện tử viễn thông vì có khả năng cao áp dụng trong thực tiễn. Trong đề tài nghiên cứu này, ngoài việc tự xây dựng một hệ thống robot gắp và đặt linh kiện tự động theo yêu cầu của doanh nghiệp với tiêu chí tự động hóa, nhóm đã đánh giá được một số mô hình phân loại ảnh để cải thiện độ chính xác cho Robot, đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà doanh nghiệp đề ra. Nhóm nghiên cứu nhận thấy: “Việc chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm đến nhà máy đang là một yêu cầu tất yếu của thời đại. Trong dòng chảy đó, rất nhiều sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp đã được đưa ra. Thị giác máy là một yếu tố không thể thiếu để tăng độ thông minh cho các Robot trong công nghiệp”.
Đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống thị giác máy để nâng cao độ tin cậy của Robot gắp và đặt linh kiện tự động trong công nghiệp” được Công ty phát triển phần mềm Toshiba trao giải.
Sau hơn 4 tiếng làm việc nghiêm túc, Hội nghị đã kết thúc thành công, 18 công trình được Hội đồng trao thưởng và đánh giá cao về tính đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề cấp thiết với phương pháp nghiên cứu đa dạng, đặc biệt là tính ứng dụng thực tiễn; đồng thời, chọn ra các công trình xuất sắc nhất để đề cử tham dự Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN, cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh các giải thưởng trao tại hội nghị
Giải nhất cấp Trường
Công trình “Nghiên cứu và phát triển hệ thống thị giác máy để nâng cao độ tin cậy của Robot gắp và đặt linh kiện tự động trong công nghiệp”
Công trình” Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị tự hành phục vụ nhận dạng và chẩn đoán sớm hư hỏng dây cáp cầu treo”
Công trình “A distributed framework for the parsimony bootstrap approximation”
Công trình “Chế tạo cảm biến xác định độ mặn của nước bằng phương pháp không tiếp xúc”
Công trình “Nghiên cứu hệ số cố kết đứng và ngang của đất sét từ thí nghiệm cố kết trong phòng và mô phỏng số”
Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Drone mang vật phẩm 1kg hạ cánh tự động”
Giải nhì cấp Trường
Công trình ” Phát hiện người đeo khẩu trang trong điều kiện ánh sáng thay đổi”
Công trình “Cải tiến phương pháp xác định tọa độ vật sử dụng thị giác và học máy trong hệ thống Robot gắp”
Công trình “Multiple Target Multiple Camera Human Tracking Application”
Công trình “Nghiên cứu, ứng dụng UAV và mô hình học sâu cho kiểm soát cỏ dại”
Công trình “Ứng dụng phương pháp Latice Boltzmann trong việc tối ưu hệ số lực nâng của cánh máy bay”
Công trình “Phân tích tần số dao động trong kết cấu nhà nhiều tầng Bê tông cốt thép”
Giải ba cấp Trường
Công trình “Social profiling using social media data”
Công trình “Thiết bị tạo plasma cầm tay làm sạch và xử lý bề mặt, ứng dụng trong phát triển thiết bị vi lưu”
Công trình “Giải pháp giám sát giãn cách xã hội sử dụng nhiều camera (Social distancing monitoring using multiple cameras)”
Công trình “Nghiên cứu cải tiến quy trình ươm hạt và lựa chọn giống cải bó xôi (Spinacia Oleracea) phù hợp với mô hình sản xuất sinh khối thực vật nhân tạo”
Công trình “Nghiên cứu phát triển hệ thông IoT giám sát và chăm sóc tự động cây trồng thủy canh trong mô hình nhà kính”
Công trình “Nghiên cứu, chế tạo cảm biến từ tổng trở dựa trên dây từ mềm vô định hình nền Fe ứng dụng đo và phân tích xung nhịp thở trong hỗ trợ điều trị Covid”
Giải Ba được bình chọn nhiều
Công trình “Tổng hợp, nghiên cứu tính chất hóa, lý, sinh và ứng dụng của vật liệu nano porphyrinoid và nano Ag trong kháng khuẩn”
Danh sách giải thưởng cụ thể như sau:
STT | Tên công trình | Tên sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện | Giải thưởng |
1 |
Nghiên cứu và phát triển hệ thống thị giác máy để nâng cao độ tin cậy của Robot gắp và đặt linh kiện tự động trong công nghiệp |
Dương Văn Tân
Khuất Thị Thu Hằng Lưu Đức Thắng Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Ánh Trần Hữu Quốc Đông |
Giải Nhất cấp Trường
Giải khuyến khích được bình chọn nhiều Giải đặc biệt do Toshiba trao tặng |
2 |
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị tự hành phục vụ nhận dạng và chẩn đoán sớm hư hỏng dây cáp cầu treo |
Lê Huy Hoàng
Lê Minh Hiếu Nguyễn Ngọc Hải Lê Đức Mạnh |
Giải Nhất cấp Trường
|
3 |
A distributed framework for the parsimony bootstrap approximation |
Vũ Bình Dương
Phạm Tuấn Nghĩa |
Giải Nhất cấp Trường |
4 |
Chế tạo cảm biến xác định độ mặn của nước bằng phương pháp không tiếp xúc |
Phạm Hồng Phúc
Phạm Xuân Sơn Đỗ Vinh Tân Hoàng Thế Lịch |
Giải Nhất cấp Trường |
5 |
Nghiên cứu hệ số cố kết đứng và ngang của đất sét từ thí nghiệm cố kết trong phòng và mô phỏng số |
Nguyễn Công Kiên | Giải Nhất cấp Trường |
6 |
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Drone mang vật phẩm 1kg hạ cánh tự động |
Chu Đình Khởi
Trần Quang Đạt Trần Đăng Huy Đỗ Lê Hồng Nhung Lương Thị Na Nguyễn Thị Nguyệt |
Giải Nhất cấp Trường
Giải khuyến khích được bình chọn nhiều |
7 |
Phát hiện người đeo khẩu trang trong điều kiện ánh sáng thay đổi |
Đoàn Quang Mạnh
Nguyễn Quốc Huy Ngô Tiến Sáng Trần Nhật Tân |
Giải Nhì cấp Trường |
8 |
Cải tiến phương pháp xác định tọa độ vật sử dụng thị giác và học máy trong hệ thống Robot gắp |
Đỗ Nam
Lê Minh Hoàng |
Giải Nhì cấp Trường |
9 |
Multiple Target Multiple Camera Human Tracking Application |
Nguyễn Phúc Hải
Lê Duy Sơn |
Giải Nhì cấp Trường |
10 | Nghiên cứu, ứng dụng UAV và mô hình học sâu cho kiểm soát cỏ dại | Dương Kim Trung
Đào Đức Anh |
Giải Nhì cấp Trường |
11 | Ứng dụng phương pháp Latice Boltzmann trong việc tối ưu hệ số lực nâng của cánh máy bay | Nguyễn Văn Đức
|
Giải Nhì cấp Trường |
12 | Phân tích tần số dao động trong kết cấu nhà nhiều tầng Bê tông cốt thép | Cao Thị Phương Anh
Trần Văn Huynh |
Giải Nhì cấp Trường
Giải Nhì được bình chọn nhiều |
13 | Social profiling using social media data | Nguyễn Hải Lưu
Phan Công Minh Phạm Gia Khiêm |
Giải Ba cấp Trường
Giải Nhất được bình chọn nhiều |
14 |
Thiết bị tạo plasma cầm tay làm sạch và xử lý bề mặt, ứng dụng trong phát triển thiết bị vi lưu |
Lê Ngọc Toản,
Diêm Đăng Hiếu, Viên Đức Vương |
Giải Ba cấp Trường
|
15 |
Giải pháp giám sát giãn cách xã hội sử dụng nhiều camera (Social distancing monitoring using multiple cameras) |
Lê Công Hiếu
Nguyễn Ngọc Khang Nguyễn Văn Duy Chu Thiện Huy |
Giải Ba cấp Trường
|
16 |
Nghiên cứu cải tiến quy trình ươm hạt và lựa chọn giống cải bó xôi |
Nguyễn Thế Ngọc Phượng
Trương Quốc Tuấn |
Giải Ba cấp Trường
Giải khuyến khích được bình chọn nhiều |
17 |
Nghiên cứu phát triển hệ thông IoT giám sát và chăm sóc tự động cây trồng thủy canh trong mô hình nhà kính |
Nguyễn Hồng Sơn
Nguyễn Minh Hiếu |
Giải Ba cấp Trường
|
18 |
Nghiên cứu, chế tạo cảm biến từ tổng trở dựa trên dây từ mềm vô định hình nền Fe ứng dụng đo và phân tích xung nhịp thở trong hỗ trợ điều trị Covid |
Bùi Trọng Sang
Nguyễn Thị Phương Thảo Đỗ Thị Hiên |
Giải Ba cấp Trường
|
19 |
Tổng hợp, nghiên cứu tính chất hóa, lý, sinh và ứng dụng của vật liệu nano porphyrinoid và nano Ag trong kháng khuẩn |
Phan Tân Khánh
Nguyễn Đức Thắng Hồ Minh Hiếu Bùi Thị Thu Thủy Nguyễn Đức Thắng Hoàng Huy Anh Tuấn |
Giải Ba được bình chọn nhiều |
(UET-News)