Chương trình đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo

1.   Chuẩn đầu ra về kiến thức

PLO1: Diễn giải (2) được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, về khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và quốc phòng;

PLO2: Vận dụng (3) được kiến thức cơ bản của Toán học, khoa học cơ bản, và CNTT để giải quyết các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật;

PLO3. Vận dụng (3) được kiến thức cơ sở trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật máy tính trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật CNTT;

PLO4. Liên kết (4) được các kiến thức chuyên sâu và liên ngành của lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu với định hướng nghiên cứu phương pháp và định hướng ứng dụng Trí tuệ nhân tạo liên ngành;

PLO5. Vận dụng (3) được kiến thức cơ sở về quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, giám sát hoạt động chuyên môn.

2.   Chuẩn đầu ra về kỹ năng

2.1. Kỹ năng nhận thức và thực hành nghề nghiệp

PLO6. Sử dụng (3) thành thạo các ngôn ngữ lập trình, các công cụ Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu trong việc thiết kế, thực thi, triển khai và bảo trì các giải pháp Trí tuệ nhân tạo;

PLO7. Phản biện và phân tích (4) các giải pháp kỹ thuật sử dụng kiến thức, công cụ và công nghệ tiên tiến trong Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu;

PLO8. Phân tích, phát triển, thử nghiệm(4) các giải pháp kỹ thuật khi có vấn đề mới thông qua vận dụng tổng hợp kiến thức chuyên môn;

PLO9. Đánh giá (5) chất lượng công việc và kết quả thực hiện sau khi hoàn thành.

2.2. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

PLO10. Truyền đạt(4) được vấn đề và giải pháp khi việc thực hiện những các hoạt động chuyên môn;

PLO11. Trao đổi, phản biện (4) kết quảcủa các thành viên trong hoạt động nhóm khi thực hiện chung nhiệm vụ;

PLO12: Sử dụng (3) được tiếng Anh tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;

3.   Mức tự chủ và chịu trách nhiệm

PLO13. Thể hiện (3) ý thức làm việc độc lập, tự lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, đánh giá, cải tiến công việc hoặc hướng dẫn, giám sát người kháctrong hoạt động chuyên môn.

PLO14. Tuân thủ (3)pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tính trung thực,chịu trách nhiệm và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân trong các hoạt động chuyên môn và hoạt động nhóm.

4.   Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Trong môi trườngquản lý, sản xuất, kinh doanh: Cán bộ thiết kế, phát triển và bảo trì các hệ thống TTNT&KHDL; Cán bộ nghiên cứu phát triển (R&D) tại các công ty, tập đoàn công nghệ; cán bộ quản lý các hệ thống ứng dụng TTNT
  • Trong môi trường học thuật: Trợ giảng, giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

5.   Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Sinh viên đã tốt nghiệp có thể học các bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sĩ.

Bài viết liên quan