Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật viễn thông

1. Yêu cầu chất lượng luận án

  • Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học, lý luận hoặc thực tiễn đang đặt ra, góp phần xây dựng, hình thành khung lý thuyết mới, hệ tư tưởng mới phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông;
  • Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án;
  • Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực Kỹ thuật Viễn thông, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử và Viễn thông hay thực tiễn kinh tế – xã hội;
  • Thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể;
  • Kết quả luận án có giá trị đối với lĩnh vực Kỹ thuật Viễn thông, về lý thuyết khoa học, công nghệ cũng như thực tiễn quản lý, tạo dựng các giá trị bền vững thông qua hoạt động của người học;
  • Nghiên cứu sinh đã công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.

2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

2.1. Kiến thức nhóm chuyên ngành

  • Sử dụng thành thạo một số phương pháp và công cụ tính toán, mô hình hóa và mô phỏng phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu các chuyên đề của Kỹ thuật Viễn thông;
  • Làm chủ và vận dụng thành thạo các kiến thức nâng cao về một số lĩnh vực của Kỹ thuật Viễn thông như: Xử lý tín hiệu, Mạng Viễn thông, Hệ thống viễn thông di động- Viễn thông vô tuyến, Kỹ thuật cao tần, Anten và truyền sóng, …

 2.2. Kiến thức chuyên ngành

  • Vận dụng thành thạo, có tư duy hệ thống các kiến thức chuyên ngành nâng cao và chuyên sâu về quá trình ngẫu nhiên, viễn thông số, mạng truyền dữ liệu, lý thuyết thông tin và mã hóa, các hệ thống viễn thông (hữu tuyến, vô tuyến, quang), … nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển các lý thuyết và công nghệ mới trong các lĩnh vực của Kỹ thuật Viễn thông.

2.3. Kiến thức học phần và chuyên đề tiến sĩ

  • Có kiến thức về quản trị tổ chức;
  • Vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật viết, trình bày báo cáo khoa học;
  • Nắm bắt được các xu hướng và làm chủ các chủ đề nghiên cứu có tính thời sự; hiểu và có khả năng trình bày lại/ sáng tạo và vận dụng các kiến thức mới trong một số hướng nghiên cứu hẹp của các lĩnh vực của Kỹ thuật Viễn thông như: mạng truyền thông vô tuyến tiên tiến, mạng truyền thông hiệu năng cao…

3. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

  • Kiến thức khoa học chuyên ngành để phát hiện các vấn đề mới;
  • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học;
  • Có khả năng trình bày báo cáo khoa học ở hội thảo trong nước, quốc tế;
  • Có khả năng công bố kết quả nghiên cứu khoa học ở các tạp chí về công nghệ Điện tử – Viễn thông;
  • Tính trung thực trong nghiên cứu khoa học.

4. Yêu cầu về kỹ năng

4.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng xây dựng đề tài nghiên cứu, viết báo cáo khoa học;
  • Có khả năng tổng hợp, phân tích số liệu và sử dụng thành thạo các công cụ phân tích số liệu; làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn;
  • Suy luận logic, phản biện các vấn đề nghiên cứu khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;
  • Tư duy lập luận vấn đề nghiên cứu một cách sắc sảo;
  • Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu;
  • Viết báo cáo khoa học.

4.2. Kỹ năng bổ trợ

  Kỹ năng cá nhân

  • Sẵn sàng đương đầu các khó khăn trong khoa học;
  • Có tư duy sáng tạo;
  • Đưa ra đề xuất, sáng kiến có tính sáng tạo.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

  • Có kỹ năng hợp tác, lãnh đạo, điều hành chuyên môn đối với các thành viên khác trong nhóm và trong nghiên cứu và phát triển.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

  • Sử dụng thành thạo các tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng trình bày tốt bằng ngoại ngữ các vấn đề khoa học trong lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành đào tạo.

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

  • Có kỹ năng quản lý thời gian, nguồn lực;
  • Có kỹ năng lý dự án.

Kỹ năng về tin học văn phòng

  • Thành thạo các công cụ chế bản điện tử.

5. Yêu cầu về phẩm chất

5.1. Trách nhiệm công dân

  • Trung thực;
  • Khiêm tốn;
  • Nhiệt tình với công việc.

5.2. Trách nhiệm, đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Trách nhiệm trong công việc;
  • Trung thực với khoa học, không đạo văn;
  • Trung thành với tổ chức;
  • Nhiệt tình và say mê công việc.

Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Trách nhiệm;
  • Có ý thức phục vụ;
  • Nhiệt tình tham gia.

6. Mức tự chủ và trách nhiệm

  • Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới;
  • Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
  • Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác;
  • Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia, phản biện xã hội;
  • Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp.

7. Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp

  • Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, trung tâm/phòng nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp/công ty trong nước và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Kỹ thuật Viễn thông;
  • Làm nghiên cứu viên chủ chốt hoặc chủ trì các đề tài/dự án nghiên cứu, phụ trách các nhóm nghiên cứu tổ chức và triển khai nghiên cứu;
  • Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp/công ty trong và ngoài nước hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến Kỹ thuật Viễn thông;
  • Làm quản lý hoặc chuyên viên triển khai, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới;
  • Cán bộ trong các cơ quan quản lý khoa học, xuất nhập khẩu thiết bị và các trung tâm, liên hiệp sản xuất công nghệ cao.

8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Tham gia học sau tiến sĩ tại các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong nước và trên thế giới.;
  • Tham gia các nhóm, trung tâm nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, công ty, tập đoàn lớn …

9. Các chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín của quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo.

  • Chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS – National University of Singapore).

Bài viết liên quan