Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật viễn thông

1. Chuẩn về kiến thức và năng lực chuyên môn

a. Kiến thức chung trong ĐHQGHN

i. Kiến thức về lý luận chính trị

  • Hiểu và vận dụng được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin;
  • Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

ii. Kiến thức về ngoại ngữ

  • Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của chuẩn tiếng Anh về các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về giao tiếp, xử lý tình huống tại các môi trường có sử dụng tiếng Anh như: cơ quan, trường học, nơi vui chơi giải trí v.v;
  • Có khả năng viết và trình bày rõ ràng, chi tiết về nhiều chủ đề khác nhau giải thích được các quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

b. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

  • Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật viễn thông;
  • Hiểu và sử dụng thành thạo một số phương pháp và công cụ mô phỏng phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sâu hơn các học phần khác;
  • Hiểu và vận dụng thành thạo một số kiến thức chuyên ngành nâng cao về truyền thông số, mạng viễn thông và chuyên sâu về các hệ truyền thông quang, vô tuyến, di động, … nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như làm chủ công nghệ mới liên quan đến các lĩnh vực này;
  • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Điện tử và Viễn thông nói chung và chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông nói riêng, đồng thời có kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng nghiên cứu, tư duy sáng tạo nhằm phát hiện những điểm mới và giải quyết được các vấn đề thuộc chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông.

c. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

2. Chuẩn về kỹ năng

a. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
  • Biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ trong công việc;
  • Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
  • Biết tối ưu hóa phương pháp triển khai công việc;
  • Kỹ năng tự nghiên cứu và và lãnh đạo nhóm;
  • Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
  • Có kỹ năng đánh giá và phân tích vấn đề;
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn;
  • Có kỹ năng thiết lập giả thiết, mô hình hóa;
  • Có kỹ năng dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức;
  • Có kỹ năng kiểm nghiệm và bảo vệ giả thiết;
  • Có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế;
  • Kỹ năng tư duy logic;
  • Kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp;
  • Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
  • Biết nắm bắt văn hóa cơ quan công tác;
  • Biết nắm bắt chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển của cơ quan;
  • Có năng lực thiết kế và thực thi giải pháp;
  • Có năng lực tiếp thu công nghệ;
  • Biết đề xuất các phương pháp mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

b. Kỹ năng bổ trợ

i. Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành

  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.

ii. Kỹ năng cá nhân

  • Sẵn sàng đương đầu các khó khăn trong khoa học;
  • Có tư duy sáng tạo và phản biện;
  • Biết đề xuất sáng kiến.

iii. Kỹ năng làm việc theo nhóm

  • Biết hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
  • Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm.

iv. Kỹ năng giao tiếp

  • Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;
  • Biết giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;
  • Biết cách thuyết trình trước đám đông.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

a. Trách nhiệm công dân

  • Có trách nhiệm với xã hội;
  • Tuân thủ luật pháp;
  • Có ý thức phục vụ;
  • Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội;
  • Trung thực, công bằng, có trách nhiệm (bản thân, gia đình, tổ chức, bạn bè, xã hội), trung thành với tổ quốc và tổ chức, tôn trọng sự học (tình thầy-trò, tình bạn đồng môn, tinh thần học tập suốt đời), dám đương đầu với khó khăn – thử thách.

b. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ

  • Có trách nhiệm và trung thực trong công việc;
  • Trung thành với tổ chức;
  • Nhiệt tình và say mê công việc;
  • Trung thực;
  • Khiêm tốn;
  • Có trách nhiệm với xã hội;
  • Chân thành, độ lượng, tôn trọng luật pháp;
  • Có tính kỷ luật và tính chuyên nghiệp cao trong công việc, có khả năng hoàn thành công việc dưới áp lực, có ý thức tôn trọng và làm giàu thêm văn hóa làm việc tại nơi công sở.

c. Thái độ tích cực, yêu nghề

  • Thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc, yêu nghề nghiệp;
  • Có trách nhiệm, nhiệt tình, và say mê trong công việc;

4. Vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Học viên cao học sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ có khả năng tham gia giải quyết các vấn đề nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng triển khai tại đơn vị công tác liên quan đến lĩnh vực Điện tử Viễn thông nói chung và chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông nói riêng. Các cán bộ sau khi tốt nghiệp thạc sĩ cũng có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, và cao đẳng về các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng tự cập nhật và nâng cao kiến thức thuộc chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông; có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, có tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình công tác;
  • Thạc sĩ Kỹ thuật viễn thông có thể tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sĩ trong và ngoài nước về lĩnh vực Viễn thông.

6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo.

  • Chương trình Thạc sĩ Viễn thông, Boston University Metropolitan College
  • Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Truyền thông, Đại học Quốc gia Singapore
  • Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật viễn thông, Melbourne School of Engineering
  • Chương trình Thạc sĩ Khoa học Viễn thông, University College London
  • Chương trình Thạc sĩ Khoa học Kỹ thuật Truyền thông, Technische Universität München

Bài viết liên quan