Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính

1. Yêu cầu về chất lượng luận án

  • Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học, lý luận hoặc thực tiễn đang đặt ra, góp phần xây dựng, hình thành khung lý thuyết mới, hệ tư tưởng mới phù hợp với chuyên ngành KHMT;
  • Nghiên cứu sinh đã công bố tối thiểu trong thời gian làm nghiên cứu sinh: 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus;hoặc 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN;hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài;
  • Đề tài luận án phải được tiểu ban chuyên môn thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn;
  • Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo;
  • Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực KHMT, giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề của ngành KHMT hay thực tiễn kinh tế – xã hội;
  • Thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể;
  • Kết quả luận án có giá trị đối với lĩnh vực KHMT, về lý thuyết khoa học cũng như thực tiễn quản lý, tạo dựng các giá trị bền vững thông qua hoạt động của người học.

2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

2.1   Kiến thức nhóm chuyên ngành và chuyên ngành

  • Đọc hiểu và trình bày tốt các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;
  • Làm chủ và vận dụng thành thạo các khái niệm chung về cơ sở dữ liệu trong hệ thống, các phương pháp xây dựng và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của hệ thống; quy trình phát triển phần mềm, các kỹ thuật xây dựng một hệ thống phần mềm có chất lượng; Phân tích và nhận dạng mẫu; Học máy thống kê; Khai phá dữ liệu; Hệ thống thông minh;
  • Tổng hợp và vận dụng thành thạo các khái niệm chung liên quan đến kiến thức về các lĩnh vực cơ bản của Công nghệ thông tin như Trí tuệ nhân tạo, Tương tác người máy, Mật mã và an toàn dữ liệu;
  • Có kiến thức cập nhật, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu về khoa học máy tính;
  • Có kiến thức cốt lõi, nền tảng, tư duy hệ thống, tổng hợp các kỹ thuật về Trí tuệ nhân tạo, Tương tác người – máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, xử lý ảnh, học máy thống kê, lý thuyết thông tin, thuật toán, …;
  • Có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học, cập nhật các kiến thức hiện đại trong chuyên ngành khoa học máy tính;
  • Vận dụng kiến thức về quản trị tổ chức để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong lĩnh vực của chuyên ngành KHMT.

     2.2  Kiến thức học phần và chuyên đề tiến sĩ

  • Có kiến thức về quản trị tổ chức;
  • Vận dụng tốt phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật viết báo cáo khoa học;
  • Nắm vững, có khả năng áp dụng và sáng tạo các kiến thức về xử lý ngôn ngữ tự nhiên; khai phá dữ liệu; kiến trúc phân tán và song song; phương pháp tối ưu; học máy thống kê;
  • Hiểu biết và áp dụng thành thạo các hệ thống phần mềm chuyên dụng.

3. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

  • Có khả năng thực hiện nghiên cứu độc lập;
  • Có khả năng trình bày báo cáo khoa học ở hội thảo trong nước, quốc tế;
  • Có khả năng công bố kết quả nghiên cứu khoa học ở các tạp chí về tin học, công nghệ thông tin.

4. Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp:

  • Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển về Khoa học máy tính;
  • Có khả năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn về Khoa học máy tính;
  • Suy luận logic, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;
  • Linh hoạt và xử lý tốt các tình huống trong quản lý, điều hành chuyên môn, nghiên cứu và phát triển;
  • Tham gia tốt thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu.

Kỹ năng bổ trợ

  • Có tư duy logic;
  • Có tư duy phân tích, tổng hợp;
  • Nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành;
  • Có năng lực phân tích yêu cầu;
  • Có năng lực thiết kế giải pháp;
  • Có năng lực thực thi giải pháp;
  • Có năng lực vận hành hệ thống;
  • Có năng lực tiếp thu công nghệ;
  • Biết hợp tác, có khả năng lãnh đạo đối với các thành viên khác trong nhóm.

5. Yêu cầu về phẩm chất:

  • Trung thực trong khoa học;
  • Khiêm tốn, lễ độ;
  • Nhiệt tình và say mê nghiên cứu;
  • Có trách nhiệm trong công việc;
  • Có ý thức phục vụ;
  • Trung thành với tổ chức;
  • Tuân thủ luật pháp;
  • Có trách nhiệm với xã hội;
  • Có trách nhiệm với gia đình;
  • Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, cơ quan và xã hội.

6. Mức tự chủ và trách nhiệm

  • Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới;
  • Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
  • Thí chứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác;
  • Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia, phản biện xã hội;
  • Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quy trình mới.

7. Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp

  • Giảng viên đại học, giáo viên phổ thông trung học trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin;
  • Nghiên cứu viên trong các trường đại học, viện nghiên cứu, bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty;
  • Chuyên gia nghiên cứu, phát triển các hệ thống liên quan đến CNTT;
  • Có khả năng làm việc với tư cách chuyên gia cao cấp trong các tập đoàn lớn về CNTT trong nước và khu vực.

8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Làm được nghiên cứu sau tiến sĩ (PostDoc) tại các trung tâm/viện nghiên cứu/trường đại học/tập đoàn ở nước ngoài;
  • Tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế;
  • Tự nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề trong chuyên ngành Khoa học máy tính; Có thể tự học tập, nâng cao trình độ để nghiên cứu các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin.

9. Các chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín của quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo.

  • Khung chương trình đào tạo tiến sĩ của trường Khoa học thông tin, Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST).

Bài viết liên quan