Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính
Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
PLO1.1. Diễn giải (2) được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, về khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và quốc phòng.
PLO1.2. Vận dụng (3) được kiến thức cơ bản của Toán học, khoa học cơ bản, và CNTT để giải quyết các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật.
PLO1.3. Giải thích (4) được kiến thức nền tảng trong lĩnh vực máy tính gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, mạng máy tính … trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật CNTT.
PLO1.4. Liên kết (4) được các kiến thức chuyên sâu của lĩnh vực Khoa học máy tính về học máy, trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý ảnh, tương tác người máy với các định hướng ứng dụng về phát triển phần mềm và ứng dụng, các hệ thống ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu thông minh, tương tác người máy
PLO1.5. Nghiên cứu và phân tích (5) được các vấn đề hiện đại và công nghệ mới thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
PLO2.1. Phát hiện, mô tả vấn đề, đề xuất giải pháp (4) sử dụng kiến thức khoa học, CNTT, các công cụ và công nghệ tiên tiến.
PLO2.2. Triển khai (3) được các giải pháp CNTT, phân tích dữ liệu và kết quả, đánh giá kỹ thuật để rút ra kết luận
PLO2.3. Lập kế hoạch, điều phối, tổ chức, dẫn dắt và đánh giá (3) công việc nhóm và quản lý dự án CNTT hiệu quả.
PLO2.4. Tư duy logic (5), biện chứng để giải quyết các vấn đề thực tế hiệu quả và sáng tạo.
PLO2.5. Thành thạo (4) một số ngôn ngữ và công cụ lập trình hiện đại
PLO2.6. Khả năng phân tích, đánh giá (5) và cập nhật các kiến thức, công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT, Khoa học máy tính để nâng cao khả năng tự học và học tập suốt đời.
PLO2.7. Khả năng nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm (5) các giải pháp định hướng khởi nghiệp.
PLO2.8. Vận dụng (3) được kiến thức tiếng Anh tương đương trình độ 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
3. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và chịu trách nhiệm
PLO3.1. Chủ động tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp; thể hiện (có) tính trung thực, chịu trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự học, tự nghiên cứu, hỗ trợ đồng nghiệp.
PLO3.2. Thể hiện (có) ý thức đóng góp tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cộng đồng và phát triển lĩnh vực chuyên môn.
4. Những vị trí công tác học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Với các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ được trang bị, sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có khả năng làm việc tại nhiều vị trí việc làm thuộc lĩnh vực CNTT, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các vấn đề về kinh tế – xã hội. Cụ thể:
- Phát triển trong công nghiệp: chuyên viên, lập trình viên (phần mềm, ứng dụng, hệ thống); kỹ sư xử lý và phân tích dữ liệu; kỹ sư xây dựng và triển khai các mô hình Trí tuệ nhân tạo;
- Phát triển trong học thuật: giảng viên hoặc nhà nghiên cứu, tham gia các nhóm nghiên cứu tại trường-viện, phòng nghiên cứu phát triển (R&D) tại các công ty, tập đoàn công nghệ.
- Khởi nghiệp: sáng tạo giải pháp để khởi nghiệp.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể tiếp tục học tập lên các chương trình đào tạo sau đại học tại các Trường đại học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tiếp tục nghiên cứu, thực hành trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ thông qua các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn hoặc trực tiếp giải quyết các bài toán thực tế tại doanh nghiệp, xã hội, để thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin góp phần phát triển doanh nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.