Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (CLC TT23)

A. MỘT SỐ CHUẨN ĐẦU RA NÂNG CAO SO VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

1. Năng lực ngoại ngữ tiếng Anh được tăng cường đạt chuẩn 4/6 theo khung tham chiếu của Việt Nam (tương đương B2).

      2. Được tăng kĩ năng lập trình thông qua các Học phần như lập trình nâng cao ứng dụng trong đo lường, điều khiển và thiết kế hệ thống.

      3. Tăng khả năng thực hành, thực tập và kiến thức thực tế thông qua Đồ án chuyên ngành Cơ điện tử; Khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử CLC được học tập và nghiên cứu khoa học với các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, đáp ứng chuẩn công nghiệp.

B. CHI TIẾT CHUẨN ĐẦU RA

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu và nâng cao trong lĩnh vực đào tạo; vận dụng kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

1.1. Kiến thức chung

  • Trình bày được hệ thống tri thức khoa học về triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin;
  • Trình bày được hệ thống tri thức khoa học về Chủ nghĩa xã hội khoa học;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật;
  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh ở bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn, viết được báo cáo và trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

1.2.1. Kiến thức vật lý

  • Biết được các kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương;
  • Hiểu được các hiện tượng và quy luật Vật lý và các ứng dụng liên quan trong khoa học kỹ thuật và đời sống;
  • Vận dụng kiến thức để học tập và nghiên cứu các học phần khác của các ngành kỹ thuật và công nghệ.

1.2.2. Kiến thức toán học

  • Vận dụng các kiến thức liên quan đến Giải tích toán học như tính giới hạn, tính đạo hàm, tính tích phân của các hàm một biến và hàm nhiều biến;
  • Có khả năng vận dụng được các kiến thức liên quan đến Đại số cao cấp như ma trận và các phép biến đổi, giải các hệ phương trình nhiều biến số.

1.2.3. Kiến thức tin học

  • Giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin;
  • Sử dụng được công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet,…);
  • Có khả năng phân tích, đánh giá và lập trình một ngôn ngữ lập trình;
  • Có khả năng phân tích, đánh giá phương pháp lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng; phân biệt được ưu và nhược điểm của hai phương pháp lập trình;
  • Hiểu các kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của hệ thống phần cứng, phần mềm, tối ưu hóa hệ thống kết hợp giữa phần cứng và phần mềm.

1.3. Kiến thức theo khối ngành

  • Tổng hợp được các kiến thức cơ bản về phương pháp tính toán số trong kỹ thuật, hiểu và vận dụng để tính toán hoặc giải số các bài toán trong trong khoa học kỹ thuật trên máy tính;
  • Tổng hợp được các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê ứng dụng như các quy luật và dạng phân bố xác suất. Hiểu và tìm được các đại lượng đặc trưng của biến ngẫu nhiên và ý nghĩa trong thực tế. Ứng dụng lý thuyết thống kê để giải quyết các bài toán thực tế liên quan, ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong các vấn đề kỹ thuật.

1.4. Kiến thức theo nhóm ngành

  • Vận dụng các kiến thức cơ sở về cơ học lý thuyết, cơ học kỹ thuật, các kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động và các công cụ giải quyết các vấn đề kỹ thuật đơn giản;
  • Vận dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, điện tử;
  • Vận dụng được các kiến thức cơ bản về thiết kế, cơ khí chế tạo, vẽ kỹ thuật và tự động hóa thiết kế;
  • Vận dụng được các kiến thức về kỹ thuật mô hình mô phỏng, các công cụ và phần mềm trợ giúp trong kỹ thuật;
  • Vận dụng được các kiến thức cơ sở về thực nghiệm.

1.5. Kiến thức ngành

1.5.1. Kiến thức ngành bắt buộc

  • Vận dụng được các kiến thức về Cơ điện tử; Kỹ thuật Điện và Điện tử, kỹ thuật đo lường, kỹ thuật số, chế tạo máy;
  • Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.

1.5.2. Kiến thức bổ trợ

  • Tổng hợp được kiến thức thuộc các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, luật, xã hội, nhân văn, đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp tương lai.

1.5.3. Các kiến thức định hướng chuyên sâu

Định hướng chuyên sâu về Hệ thống cơ điện tử

  • Sinh viên biết và sử dụng thành thạo kỹ thuật máy tính để đánh giá phân tích thiết kế hệ thống hoặc quá trình; sử dụng các công cụ hiện đại để phát triển các hệ thống cơ điện tử ở dạng mẫu thử; có khả năng phát triển giải pháp để thiết kế và phát triển hệ cơ điện tử, tạo ra các công cụ sản xuất “thông minh”, cũng như các hệ thống công nghiệp hiện đại.

Định hướng chuyên sâu về Đo lường và điều khiển

  • Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng lập trình các hệ thống nhúng trên nền tảng Vi điều khiển cũng như PLC, thiết kế các hệ thống đo lường và điều khiển phân tán, các hệ thống điều khiển phân lớp SCADA cũng như các kiến thức chuyên sâu về cảm biến và cơ cấu chấp hành. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có khả năng tự ứng dụng kiến thức của mình trong các hệ thống đo lường và điều khiển trong thực tế công nghiệp cũng như thiết kế phần mềm nhúng cho các thiết bị cơ điện tử thông minh.

Định hướng chuyên sâu về Chế tạo thiết bị

  • Sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức về công nghệ chế tạo cơ khí tiên tiến, có khả năng vận hành, hiệu chỉnh, thiết kế và chế tạo sản phẩm trên các máy công cụ CNC, dây chuyền sản xuất thiết bị, và các thiết bị cơ điện tử; Biết và có thể áp dụng kiến thức vào việc thiết kế khuôn mẫu máy công cụ CNC; Có khả năng vận hành các hệ thống sản xuất tự động “mềm”, các hệ thống sản xuất linh hoạt.

Định hướng chuyên sâu về Hệ thống vi cơ và nanô cơ điện tử

  • Sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về công nghệ MEMS/NEMS;
  • Vận dụng được kiến thức về công nghệ chế tạo trong phòng sạch và kỹ thuật thiết kế các hệ MEMS/NEMS, các ứng dụng phong phú của các hệ này trong lĩnh vực điện tử viễn thông và y sinh học;
  • Áp dụng các kiến thức về các hệ vi cơ điện tử và nano cơ điện tử;
  • Áp dụng công nghệ chế tạo và tổ hợp các linh kiện thành một hệ MEMS và có khả năng ứng dụng một số các hệ MEMS này trong kỹ thuật và đời sống.

Định hướng chuyên sâu về Kỹ thuật Robot

  • Biết sử dụng thành thạo kỹ thuật mô phỏng, công nghệ thiết kế ảo và phần mềm thiết kế hiện đại để tối ưu thiết kế, giảm chi phí khi nghiên cứu chế tạo Rôbốt;
  • Vận dụng được các phương pháp điều khiển hiện đại, như lý thuyết điều khiển mờ, mạng Nơron, điều khiển thời gian thực và công nghệ điều khiển nhúng ứng dụng trong điều khiển Rôbốt.

Định hướng chuyên sâu về Chẩn đoán kỹ thuật

  • Vận dụng được các kiến thức về mô phỏng các hệ cơ điện tử, chẩn đoán âm học máy, nhận dạng đặc tính và hệ thống.

1.5.4. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

  • Có khả năng làm việc trong môi trường thực tế, có khả năng áp dụng các kiến thức tổng hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế;
  • Có khả năng nghiên cứu, xây dựng sản phẩm phục vụ cho mục đích khoa học hoặc đời sống;
  • Có khả năng trình bày ‎ý tưởng dưới dạng một báo cáo khoa học;
  • Biết lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong công việc;
  • Có khả năng quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

    2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

– Có kĩ năng cần thiết để có thể giải quyết vấn đề phức tạp, đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;

– Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;

– Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

– Có khả năng xác định vấn đề ưu tiên, nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá hiện tượng một cách toàn diện nhất và tìm được giải pháp tối ưu và phù hợp;

– Có khả năng tự chủ trong giải quyết vấn đề, khả năng nhận diện, lập luận tư duy, phân tích, tổng hợp;

– Biết xây dựng giải pháp và khuyến nghị để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

– Biết phát hiện vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ cơ điện tử;

– Có khả năng tự nghiên cứu và khám phá tri thức, ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cũng như công việc;

– Có ý thức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề nảy sinh trong công việc.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

– Có khả năng tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo;

– Có khả năng lập luận và giải quyết vấn đề một cách hệ thống, logic.

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

– Có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, bối cảnh xã hội và tổ chức nơi công tác, làm việc;

– Biết nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức

– Có kĩ năng thiết lập các nhóm nghiên cứu;

– Có kĩ năng tổ chức, điều hành và phát triển nhóm nghiên cứu.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

– Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;

– Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

– Có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn;

– Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

– Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

– Thực hiện được kỹ năng thích ứng với hoàn cảnh;

– Thực hiện được kỹ năng kế họach hóa trong các họat động chuyên môn;

– Thực hiện được kỹ năng tự chủ trong các họat động chuyên môn.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

– Có kĩ năng hợp tác làm việc gồm làm việc theo nhóm, khả năng quản lý nhóm, phối hợp trong nhóm, cân bằng cảm xúc, điều hòa các mối quan hệ trong hợp tác.

2.2.3. Quản lý và lãnh đạo

– Nắm được kỹ năng lãnh đạo;

– Có kỹ năng tổ chức;

– Thực hiện được kỹ năng điều hành và phát triển;

– Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

– Nắm được kỹ năng xây dựng ý tưởng, lập luận;

– Thực hiện thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng văn bản;

– Thực hiện được kỹ năng giao tiếp qua các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin;

– Nắm được kỹ năng giao tiếp liên cá nhân và xã hội;

– Thực hiện được kỹ năng thuyết trình;

– Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác;

– Biết truyền tải kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

– Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo;

– Có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường;

– Có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.6. Các kỹ năng bổ trợ khác

– Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm và các ứng dụng của tin học văn phòng để phục vụ cho công việc;

– Có khả năng chịu đựng áp lực, đương đầu với thử thách, rủi ro, thích nghi đa văn hóa;

– Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;

– Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Có tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, trung thực, dũng cảm vì lương tri, lẽ phải và sự công bằng;
  • Nhân ái: Khoan dung, cảm thông, chia sẻ, cởi mở với mọi người;
  • Năng động: Nhiệt tình, chủ động, say mê sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc; có khả năng dấn thân;
  • Tự tin: Hiểu rõ năng lực bản thân, dám đương đầu với rủi ro, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; kiên trì, nhẫn nại; biết kiềm chế, điều tiết cảm xúc và tìm sự cân bằng trong cuộc sống; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần học hỏi cầu tiến;
  • Sẵn sàng theo đuổi đam mê nghề nghiệp; hình thành ý thức học để chung sống và hòa hợp với những nền văn hóa khác nhau.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ luật pháp;
  • Có ý thức phục vụ, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

    4. Mức tự chủ và trách nhiệm

  • Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi;
  • Biết chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
  • Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;
  • Biết tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;
  • Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

    5. Những vị trí công tác sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Nhóm 1: Kỹ sư phụ trách công tác kỹ thuật, thiết kế, quản lý dự án: Có năng lực làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, Tự động hóa.
  • Nhóm 2: Chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: phụ trách dịch vụ sau bán hàng; phát triển mẫu mã sản phẩm…; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
  • Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công nghệ cơ điện tử; trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần thuộc ngành đào tạo; phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ cơ điện tử và tự động hóa.

    6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Tiếp tục học bậc sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Cơ điện tử, Tự động hóa, Cơ kỹ thuật;
  • Nghiên cứu triển khai các ứng dụng của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử trong thực tế.

Bài viết liên quan