Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
– Tiếng Việt: Cơ kỹ thuật
– Tiếng Anh: Engineering Mechanics
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60520101
- Tên ngành đào tạo:
– Tiếng Việt: Cơ kỹ thuật
– Tiếng Anh: Engineering Mechanics
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
– Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Cơ kỹ thuật
– Tiếng Anh: The Degree of Master in Engineering Mechanics
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
- Trang bị cho học viên các kiến thức chuyên sâu về Cơ kỹ thuật và kỹ năng cần thiết để người học trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực Cơ kỹ thuật. Trang bị kiến thức để có thể tiếp tục học chương trình đào tạo tiến sĩ Cơ kỹ thuật;
- Kết cấu của chương trình được xây dựng theo ý tưởng tích hợp, liên ngành nhằm mục đích nâng cao kiến thức khoa học và tầm nhìn để học viên có thể đáp ứng được sự đổi mới thường xuyên của khoa học và công nghệ;
- Các học viên có khả năng ngoại ngữ, có kỹ năng nghề nghiệp; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia quản lý, vận hành, phát triển công nghệ; giảng viên, nghiên cứu viên…
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc liên quan đến ngành Cơ kỹ thuật, các công tác kỹ thuật, như kỹ sư trưởng, phụ trách kỹ thuật trong các tập đoàn, tổng công ty, trưởng, phó phòng chuyên môn trong các đơn vị nghiên cứu hoặc tham gia giảng dạy trong các bộ môn cơ học, cơ học ứng dụng trong các trường đại học kỹ thuật, v.v..
3. Thông tin tuyển sinh
– Môn thi tuyển sinh
- Môn thi cơ bản: Đánh giá năng lực
- Môn thi cơ sở: Cơ học ứng dụng
- Môn Ngoại ngữ: Một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan
- Đối tượng tuyển sinh:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Cơ kỹ thuật hoặc ngành phù hợp với ngành Cơ kỹ thuật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính qui ngành gần với ngành Cơ kỹ thuật, đã học bổ túc kiến thức để đạt trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Cơ kỹ thuật;
- Điều kiện về thâm niên công tác: Không yêu cầu về thâm niên công tác;
- Các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành tại ĐHQGHN.
– Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:
- Danh mục các ngành phù hợp: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật cơ-điện tử.
- Danh mục các ngành gần: Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật công trình xây dựng; Kỹ thuật công trình thủy; Kỹ thuật công trình biển; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật hàng không; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Vật lý kỹ thuật; Toán học; Toán cơ; Vật lý học; Khoa học vật liệu; Công nghệ hạt nhân; Toán tin ứng dụng; Kỹ thuật tài nguyên nước; Khí tượng học; Hải dương học; Thủy văn.
– Danh mục các học phần bổ sung kiến thức:
STT | Tên học phần |
Tín chỉ |
1. | Cơ học môi trường liên tục | 2 |
2. | Cơ học vật rắn biến dạng | 2 |
3. | Cơ học chất lỏng | 2 |
4. | Nhập môn cơ điện tử | 2 |
Tổng | 8 |