Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022

   Thực hiện Công văn số 1410/BGDĐT-GDTC ngày 14 tháng 4 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 1352/ĐHQGHN-CT&CTHSSV ngày 26/4/2022 về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 (diễn ra từ ngày 15/4-15/5) đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và học viên, sinh viên nhà trường.

   Mục tiêu của tháng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022” nhằm:

  1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm; tăng cường truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

  2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu.

  3. Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

  Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 có chủ đề là “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”. Tháng hành động sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2022 trên phạm vi cả nước với các nội dung:

  – Các cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn học đường, các dịch vụ ăn uống trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

  – Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các cơ sở giáo dục.

  – Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức cho học sinh, học viên, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căng tin trường học và cha mẹ học sinh về thực phẩm lành mạnh và an toàn thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh trường học để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong trường học.

  – Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh, sinh viên.

  Đối với học sinh, sinh viên và cán bộ cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, về sinh nơi ở và vệ sinh cơ sở chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, kiếm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm an toàn, nhận biết, sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn; tuyệt đối không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, bị ôi thiu, mốc, hỏng để chế biến thức ăn trong trường học.

Bài viết liên quan