Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Khánh Vân
Tên đề tài luận án:Nghiên cứu chế tạo nano TiO2:N bằng phương pháp điện hóa siêu âm, khảo sát đặc trưng tính chất và hoạt tính quang xúc tác
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Khánh Vân 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/03/1984 4. Nơi sinh: Phổ Yên -Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận NCS số778/QĐ-CTSVngày 21/08/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
– Điều chỉnh vai trò của cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh theo Quyết định số 619/QĐ-ĐT ngày 04/09/2020.
– Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo Quyết định số 1077/QĐ-ĐHCN ngày 06/06/2024.
7. Tên đề tài luận án:Nghiên cứu chế tạo nano TiO2:N bằng phương pháp điện hóa siêu âm, khảo sát đặc trưng tính chất và hoạt tính quang xúc tác
8. Chuyên ngành đào tạo:Vật liệu và linh kiện nano 9. Mã số: 9440126.01QTD
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
– Hướng dẫn chính:PGS. TS. Đặng Văn Thành, Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên
– Hướng dẫn phụ: GS.TS. Nguyễn Năng Định, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Khánh Vân (tiếng Anh)
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Đã xây dựng thành công quy trình chế tạo một bước vật liệu nano TiO2 pha tạp nitơ và ZnO bằng phương pháp điện hóa siêu âm sử dụng hệ hai điện cực truyền thống tại nhiệt độ phòng, thân thiện môi trường.
– Tối ưu các thông số công nghệ bao gồm nồng độ dung dịch, thời gian phản ứng, nhiệt độ ủ, năng lượng sóng siêu âm để nhận được vật liệu TiO2 pha tạp nitơ có hoạt tính quang xúc tác tốt với Cr(VI) và xanh methylen trong môi trường nước dưới tác dụng của bức xạ khả kiến.
– Đã xây dựng được hệ điện hóa siêu âm đa điện cực để mở rộng quy mô chế tạo hạt nano TiO2:N sử dụng chất điện ly NH4NO3, hiệu điện thế 25 V, thời gian 45 phút với khối lượng thu được 11,4 g cho mỗi mẻ phản ứng.
– Cơ chế quang xúc tác của vật liệu TiO2:N xử lý Cr(VI) được giải thích theo phản ứng quang khử Cr(VI) thành Cr(III) trong nước bằng phép đo UV-vis kết hợp AAS.
– Vật liệu nano ZnO chế tạo một bước sử dụng phương pháp điện hóa siêu âm hai điện cực thu được có cấu trúc lục giác wurtzite với kích thước hạt từ 40 đến 100 nm, diện tích tiếp xúc bề mặt ~ 7,68 m2/g. Các hạt nano ZnO thu được có hoạt tính quang xúc tác tốt khi phân hủy chất màu xanh methylene MB dưới sự chiếu sáng đèn UVA trong 60 phút với hiệu suất phân hủy đạt 98,2 %.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
– Ứng dụng vật liệu chế tạo trong xử lý nước thải có chứa Cr(VI) và chất màu hữu cơ.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
– Nghiên cứu khả năng xử lý mẫu thực của các hạt nano TiO2:N với các chất ô nhiễm khác nhau trong môi trường nước.
– Tiếp tục phát triển phương pháp điện hóa siêu âm để chế tạo nano ZnO pha tạp Al, Ga, Mg,… chấm lượng tử QD-ZnO nhằm ứng dụng cho điôt phát quang chấm lượng tử (Q-LED)
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1.Pham Huong Quynh, Hoang Minh Trang, Nguyen Thanh Trung, Nguyen Nang Dinh,Dang Van Thanh, Le Phuoc Anh, Nguyen Thi Luyen, Nguyen Thi Khanh Van*(2024), “A novel sonoelectrochemical approach for preparing of ZnOnanoparticles ”, Nanotechnology,35, pp. 265602 (Tạp chí SCI)
- Nguyen Thi Khanh Van, Nguyen Nang Dinh, Nguyen Thanh Trung, Nguyen Nhat Huy, Nguyen Thi Thuy, Dang Van Thanh, Vu Thi Thuy, Pham Huong Quynh, Pham Van Hao (2023), “Straightforward sonoelectrochemical synthesis of TiO2 nanoparticles for photocatalytic removal of Cr(VI) in water”, Materials Letters349, pp. 134800 (Tạp chí SCI)
- Nguyen Thi Khanh Van, Nguyen Nang Dinh, Nguyen Van Chien, Nguyen Nhat Huy, Nguyen Thanh Trung, Tran Quoc Toan and Dang Van Thanh (2021),” A simple and efficient ultrasonic-assisted electrochemical approach for scalable production of nitrogen-doped TiO2 nanocrystals “, Nanotechnology, 32, pp. 465602. (Tạp chí SCI)
- Nguyễn Thị Khánh Vân, Nguyễn Nhật Huy, Nguyễn Năng Định, Phạm Văn Hảo, Đặng Văn Thành, Nguyễn Văn Đăng (2021), “Nghiên cứu quang xúc tác trong vùng ánh sáng nhìn thấy xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng vật liệu nano TiO2, Kỷ yếu Hội nghịNhững tiến bộ trong Quang học Quang tử Quang phổ và Ứng dụng XI, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 323-329. (Hội thảo Quốc gia uy tín)