Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

PLO1: Diễn giải được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, về khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và quốc phòng;

PLO2: Vận dụng được kiến thức cơ bản của Toán học, khoa học cơ bản, và CNTT để giải quyết các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật;

PLO3: Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý điều hành hoạt động chuyên môn;

PLO4: Vận dụng kiến thức sâu về các khái niệm vật lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến vật lý;

PLO5: Vận dụng kiến thức trong các lĩnh vực được đào tạo liên quan như: cơ, nhiệt, điện, từ, quang, điện tử, công nghệ vi điện tử, năng lượng, khoa học vật liệu, hóa học, đo lường, điều khiển tự động,… để tham gia nghiên cứu, phân tích và cải tiến các hệ thống/quy trình/sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ;

PLO6: Phân tích và giải thích dữ liệu thu được theo các nguyên tắc vật lý sau khi thiết kế và tiến hành các thí nghiệm hoặc hoàn thành một dự án thiết kế kỹ thuật;

PLO7: Phân tích được các hiện tượng xảy ra trong vật lý và kỹ thuật bằng việc sử dụng chính xác các phương pháp toán, vật lý, hóa học, CNTT;

PLO8: Đánh giá và đưa ra các nhận định dựa trên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo để giải quyết yêu cầu thực tiễn;

PLO9: Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

PLO10: Phát hiện, mô tả vấn đề và đề xuất giải pháp về lĩnh vực kỹ thuật Vật lý bằng cách áp dụng các kiến thức khoa học, CNTT, các công cụ và công nghệ hiện đại;

PLO11: Thiết kế, thực thi/thí nghiệm giải pháp, phân tích dữ, liệu và kết quả, đánh giá kỹ thuật để rút ra kết luận;

PLO12: Kỹ năng thực hành trong việc thiết kế, xây dựng và kiểm tra các thiết bị và hệ thống kỹ thuật;

PLO13: Khả năng phân tích vấn đề, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực Vật lý Kỹ thuật;

PLO14: Giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng; lập kế hoạch, điều phối, quản lý nhóm làm việc hiệu quả;

PLO15: Tư duy logic, biện chứng để giải quyết vấn đề thực tế hiệu quả và sáng tạo;

PLO16: Vận dụng các kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

3. Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm

PLO17: Chủ động tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp; thể hiện (có) tính trung thực, chịu trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự học, tự nghiên cứu, hỗ trợ đồng nghiệp;

PLO18: Thể hiện (có) ý thức đóng góp tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cộng đồng và phát triển lĩnh vực chuyên môn.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

– Cán bộ kỹ thuật trong các tập đoàn công nghiệp, công ty công nghệ trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến vật liệu mới, vi điện tử – đo lường, y – sinh và môi trường.

– Chuyên viên kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm của các hoạt động kỹ thuật trong các tập đoàn công nghiệp, công ty công nghệ trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan.

– Cán bộ nghiên cứu, chuyên viên triển khai, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới tại các trung tâm/phòng nghiên cứu và phát triển trong các tập đoàn công nghiệp, công ty công nghệ trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan.

– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân ngành VLKT có khả năng học tập và nghiên cứu tiếp ở các bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc các lĩnh vực về vật liệu và linh kiện micro-nano, vật lý chất rắn, khoa học vật liệu,… tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Bài viết liên quan