Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Thu Thủy

Tên đề tài luận án chính thức: Nghiên cứu chế tạo hạt nano Ag, Au và nanocomposite Au/TiO2 bằng phương pháp tương tác plasma – chất lỏng và khảo sát một số tính chất của chúng.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Thủy                                                            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01 tháng 11 năm 1980                                                                                   4. Nơi sinh: Yên Bái

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 640/QĐ-CTSV, ngày 03 tháng 09 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ về việc công nhận nghiên cứu sinh K22 (đợt 1)

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên Luận án theo khuyến nghị của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở Trường ĐH Công nghệ.

7. Tên đề tài luận án chính thức: Nghiên cứu chế tạo hạt nano Ag, Au và nanocomposite Au/TiO2 bằng phương pháp tương tác plasma – chất lỏng và khảo sát một số tính chất của chúng.

8. Chuyên ngành: Vật liệu và Linh kiện Nano                                                              9. Mã số: 944012801.QTD

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           PGS TS Nguyễn Thế Hiện

                                                               TS Đỗ Hoàng Tùng

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Thu Thủy (đính kèm

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

– Xây dựng và thiết lập hệ thiết bị thực nghiệm tương tác plasma chất lỏng với các thông số công nghệ thích hợp để sử dụng, chế tạo thành công hạt nano bạc AgNPs với công suất lớn và tỷ lệ nano hóa đạt 100%. Các hạt nano bạc hình cầu với kích thước đồng đều được chế tạo bằng phương pháp tương tác plasma chất lỏng trong một quy trình đơn giản, không tốn thời gian, thân thiện với môi trường, có tác dụng diệt khuẩn ưu việt đối với các vi khuẩn thông thường và đối với cả các vi khuẩn kháng kháng sinh.

– Xây dựng, thiết lập và sử dụng hệ thiết bị thực nghiệm tương tác plasma chất lỏng với điện cực plasma trên bề mặt chất lỏng để khử dung dịch tiền chất HAuCl4 chế tạo thành công hạt nano vàng AuNPs và khử HAuCl4 cùng TiO2 cải biến bề mặt chế tạo thành công nanocomposite Au/TiO2 có hiệu suất quang xúc tác cao.

– Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của quá trình oxy hóa lỗ trống và con đường khử electron trong cơ chế tiêu hủy MB dưới tác dụng quang xúc tác của các hạt nanocomposite Au/TiO2 trong các điều kiện chiếu xạ ánh sáng và nồng độ pH khác nhau.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

– Nano bạc được chế tạo bằng phương pháp plasma tương tác chất lỏng trực tiếp từ điện cực có độ sạch, độ ổn định và tính kháng khuẩn cao nên có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp dược, công nghiệp mỹ phẩm, nông nghiệp, thuỷ sản…

– Thiết bị plasma và phương pháp tương tác plasma – chất lỏng dùng cho chế tạo nano bạc có công suất lớn, đáp ứng khả thi các yêu cầu của sản xuất công nghiệp, hoàn toàn có thể chuyển giao và phát triển thương mại hoá.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

– Như công trình nghiên cứu đã chỉ ra, phương pháp tương tác plasma – chất lỏng (PLI) là một phương cách có công suất và hiệu suất cao cho viêc tổng hợp, chế tạo các hạt nano và vật liệu nano nói chung. Tiềm năng của PLI đối với nhiều lĩnh vực ứng dụng rộng rãi của plasma và công nghệ plasma hiện đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng nghiên cứu quốc tế. Do đó, các nghiên cứu sâu hơn về công nghệ plasma, nhất là về phương pháp PLI có thể là lĩnh vực rất đáng quan tâm đối với cộng đồng nghiên cứu trong nước.     

– Nghiên cứu sử dụng phương pháp tương tác plasma – chất lỏng để xử lý bề mặt: Nghiên cứu hoạt hóa bề mặt các vật liệu nano như TiO2, Graphene… để chế tạo các vật liệu với các chức năng mới. Nghiên cứu xử lý và hoạt hóa cellulose bằng phương pháp tương tác plasma chất lỏng để gắn các nguyên tố B, P… tăng khả năng chống cháy và chế tạo vật liệu composite từ tre làm vật liệu xây dựng có tính chịu lửa, chịu lực cao.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyen Thi Thu Thuy, Do Hoang Tung, Le Hong Manh, Joon Heon Kim, Sergey Ivanovich Kudryashov, Pham Hong Minh and Nguyen The Hien, Plasma Enhanced Wet Chemical Surface Activation of TiO2 for the Synthesis of High Performance Photocatalytic Au/TiO2 Nanocomposites, Applied Sciences 10(10):3345

2. Nguyen Thi Thu Thuy, Do Hoang Tung, Le Hong Mạnh, Pham Hong Minh, Nguyen The Hien, Improvement of the Photocatalytic Activity of Au/TiO2 Nanocomposites by Microplasma in an NH3 and H2O2 Solution, J Multidisciplinary Scientific Journal, 5(2), 277-286

3. Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Thanh Bao, Do Hoang Tung, Green plasma electronchemical synthesized colloidal silver nanoparticles and their antibacterial activity, Journal of nanomaterials 2022:1-5

 

Bài viết liên quan