Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Thùy Liên
Tên đề tài luận án: Đề xuất giải pháp xấp xỉ và chính xác của điều khiển lưu lượng và đảm bảo độ tin cậy cho chuỗi chức năng dịch vụ trong Ảo hóa chức năng mạng.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh:Nguyễn Thị Thùy Liên 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/7/1988 4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 778/QĐ-CTSV, ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Trường đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Đề xuất giải pháp xấp xỉ và chính xác của điều khiển lưu lượng và đảm bảo độ tin cậy cho chuỗi chức năng dịch vụ trong Ảo hóa chức năng mạng.
8. Chuyên ngành: Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
9. Mã số: 9480102.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hồ Sĩ Đàm (chính) – Trường đại học Công Nghệ, ĐH Quốc Gia Hà Nội
TS. Phạm Tuấn Minh (phụ) – Trường đại học Phenikaa……
Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Thùy Liên (tiếng Anh)
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án nghiên cứu giải pháp xấp xỉ và chính xác của điều khiển lưu lượng và đảm bảo độ tin cậy cho chuỗi chức năng dịch vụ trong Ảo hóa chức năng mạng. Tất cả các đề xuất của luận án được xem xét đầy đủ trên cả hai khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm. Các đề xuất của luận án được mô tả và phân tích bằng mô hình toán học. Cuối cùng, các kết quả tính toán lý thuyết có được từ mô hình toán học được kiểm chứng và xác minh bằng thực nghiệm trên máy tính. Các nội dung được chỉ ra sau đây lần đầu tiên được đề xuất và thực hiện trong luận án này. Đây cũng chính là các đóng góp khoa học của luận án.
Thứ nhất, luận án đã đề xuất giải pháp điều khiển lưu lượng ứng dụng định tuyến đa đường có xem xét sự đa dạng về lưu lượng dữ liệu theo thời gian và sự đa dạng về loại dịch vụ trong việc định tuyến lưu lượng dịch vụ nhằm đảm bảo hiệu năng mạng trong môi trường NFV. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng cách tiếp cận với việc định tuyến đa đường giải bài toán điều khiển lưu lượng giúp cải thiện đáng kể một số hiệu năng trong hệ thống triển khai chức năng mạng ảo (Virtual Network Function – VNF).
Thứ hai, luận án đã đề xuất giải pháp triển khai dự phòng VNF hiệu quả về chi phí và đảm bảo độ tin cậy cho chuỗi chức năng dịch vụ trong điện toán đám mây biên có triển khai NFV. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng giải pháp được đề xuất gần như tối ưu và giảm đáng kể thời gian tính toán để tìm vị trí thích hợp triển khai các VNFs và các VNFs dự phòng. Hơn nữa thực nghiệm cũng cho thấy chiến lược lựa chọn VNF được đề xuất để triển khai dự phòng hiệu quả, giúp tiết kiệm từ 30-40% chi phí triển khai dự phòng với cùng tỷ lệ các yêu cầu dịch vụ được phục vụ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Có thể ứng dụng giúp các nhà cung cấp dịch vụ mạng cải thiện một số thông số hiệu năng mạng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các hệ thống Ảo hóa chức năng mạng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án sẽ phát triển các nghiên cứu theo cả hướng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
Về nghiên cứu lý thuyết gồm có phân tích, thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất với một số hướng nghiên cứu chính như: các ứng dụng các chiến lược định tuyến đa đường hiệu quả hơn ECMP trong điều khiển lưu lượng nhằm nâng cao hiệu năng của mạng NFV; đề xuất giải pháp định tuyến hiệu quả đáp ứng với sự thay đổi động của các yêu cầu dịch vụ theo thời gian; chia sẻ tài nguyên dự phòng nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong quản lý và sử dụng tài nguyên, các chiến lược phân bổ SFCs hiệu quả trong hệ thống nhiều trung tâm dữ liệu biên.
Về nghiên cứu thực nghiệm: thực hiện các hệ thống đã nghiên cứu trên các công cụ mô phỏng và môi trường thực tế để kiểm chứng các kết quả lý thuyết và khả năng ứng dụng thực tế của giải pháp đề xuất.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Thi-Thuy-Lien Nguyen, Tuan-Minh Pham, “Optimization Model and Algorithm for Dynamic Service-Aware Traffic Steering in Network Functions Virtualization”. In Proceedings of the 2018 IEEE Seventh International Conference on Communications and Electronics (ICCE), Hue-Vietnam, 2018, (Scopus)
- Thi-Thuy-Lien Nguyen, Tuan-Minh Pham, “Efficient Traffic Engineering in an NFV Enabled IoT System”. Sensors, vol. 20, June 2020, 3198. (SCIE, Q1)
- Thi-Thuy-Lien Nguyen, Tuan-Minh Pham, Linh Manh Pham, “Efficient Redundancy Allocation for Reliable Service Function Chains in Edge Cloud Computing”. Journal of Network and Systems Management,vol. 31 December 2022.(SCIE, Q2)