Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin

    Tiến sĩ tốt nghiệp chuyên ngành HTTT được định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất theo các chỉ tiêu như trình bày dưới đây.

1. Yêu cầu về chất lượng luận án:

  • Luận án phải là một đóng góp ban đầu đáng kể kiến thức về HTTT và minh chứng được năng lực của nghiên cứu sinh về nhận thức, về thiết kế và về thực hiện nghiên cứu độc lập. Nghiên cứu sinh phải khám phá ra sự kiện mới, hình thức hóa lý thuyết hoặc giải thích lại một cách sáng tạo từ dữ liệu và các ý tưởng được đặt ra;
  • Đề tài luận án phải được tiểu ban chuyên môn thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn;
  • Luận án cần có (i) một khảo sát chung về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về một vấn đề thời sự của HTTT, (ii) một phân tích và trình bày khoa học và hệ thống cho một nhóm giải pháp được luận án lựa chọn để giải quyết vấn đề thời sự nói trên, (iii) Sáng tạo giải pháp mới giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích cơ sở khoa học và chứng minh tính đúng đắn của giải pháp mới; (iv) Chứng thực tính hiệu quả của giải pháp do luận án đề xuất.
  • Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo;
  • Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành Công nghệ thông tin hay thực tiễn kinh tế – xã hội;
  • Thể hiện được hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể;
  • Kết quả luận án có giá trị đối với lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, về lí thuyết khoa học cũng như thực tiễn quản lí, tạo dựng các giá trị bền vững thông qua hoạt động của người học. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình;
  • Nội dung của luận án phải được thể hiện qua các công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài). Tạp chí khoa học phải có trong danh sách tạp chí được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm. Đánh giá cao các luận án có kết quả công bố khoa học quốc tế có uy tín.

2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

  • Kiến thức nhóm chuyên ngành

    Ngoài khối kiến thức chung của mọi chương trình đào tạo Tiến sĩ tại các trường thành viên thuộc ĐHQGHN, Tiến sĩ HTTT cần có phổ kiến thức và kỹ năng của một lãnh đạo HTTT cao cấp, sáng tạo các lý thuyết, mô hình và giải pháp khoa học-công nghệ tiên tiến trong HTTT và tổ chức thi hành chiến lược HTTT trong chiến lược phát triển tổ chức. Phổ kiến thức của nghiên cứu sinh tốt nghiệp HTTT bao gồm:

   – Kiến thức nền tảng tích hợp công nghệ và quản lý, tích hợp HTTT và hệ thống kinh doanh;

  – Kiến thức và kỹ năng chuyên sâu làm nền tảng cho năng lực sáng tạo sáng tạo các lý thuyết, mô hình và thuật toán theo bốn nhóm chủ đề: (i) CSDL và nền tảng HTTT; (ii) công nghệ tri thức, quản lý tri thức; (iii) An toàn và An ninh HTTT, (iv) Khoa học dịch vụ và hệ thống dịch vụ;

   – Kiến thức và kỹ năng chuyên sâu làm nền tảng cho năng lực sáng tạo sáng tạo các lý thuyết, mô hình và thuật toán theo bốn nhóm chủ đề: (i) CSDL và nền tảng HTTT; (ii) công nghệ tri thức, quản lý tri thức; (iii) An toàn và An ninh HTTT, (iv) Khoa học dịch vụ và hệ thống dịch vụ.

  • Kiến thức chuyên ngành

     – Kiến thức và kỹ năng chuyên sâu làm nền tảng cho năng lực sáng tạo sáng tạo các lý thuyết, mô hình và thuật toán theo bốn nhóm chủ đề: (i) CSDL và nền tảng HTTT; (ii) công nghệ tri thức, quản lý tri thức; (iii) An toàn và An ninh HTTT, (iv) Khoa học dịch vụ và hệ thống dịch vụ.

  • Kiến thức học phần và chuyên đề Tiến sĩ

     – NCS có khả năng tìm hiểu sâu về các nhóm chủ đề: (i) CSDL và nền tảng HTTT; (ii) khoa học dữ liệu, công nghệ tri thức, quản lý tri thức; (iii) An toàn và An ninh HTTT, (iv) Khoa học dịch vụ và hệ thống dịch vụ.

3.  Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

  • Biết đặt câu hỏi nghiên cứu cho một vấn đề mới cần giải quyết;
  • Biết làm rõ và nhấn mạnh mục tiêu cần nỗ lực nghiên cứu để giải quyết vấn đề;
  • Biết chia vấn đề nghiên cứu thành các vấn đề con dễ quản lý hơn;
  • Biết đặt giả thuyết và giả định để hình thành một nỗ lực nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu;
  • Biết xây dựng kế hoạch cụ thể thủ tục hóa giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở các giả thuyết và giả định;
  • Biết thu thập, tổ chức và phân tích dữ liệu liên quan tới vấn đề;
  • Biết luận giải ý nghĩa của dữ liệu đầu vào và đầu ra liên quan tới vấn đề và các vấn đề con;
  • Biết phản biện các công trình trong lĩnh vực đã nghiên cứu;
  • Tổ chức xây dựng, vận hành, phát triển và lãnh đạo nhóm nghiên cứu;
  • Biết quản lý thời gian, nguồn lực;
  • Biết quản lý dự án.

4.   Yêu cầu về kĩ năng:

Kĩ năng nghề nghiệp:

  • Kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp vấn đề thời sự trong HTTT;
  • Kỹ năng phát hiện vấn đề mới nảy sinh và hình thức hóa giả thuyết xung quanh vấn đề mới phát hiện được;
  • Kỹ năng xác định các giải pháp (vùng kiến thức, nhóm kỹ năng và các phương pháp khoa học tương ứng) liên quan tới các giả thuyết xung quanh vấn đề mới nói trên;
  • Kỹ năng phân tích, lựa chọn giải pháp có ưu thế giải quyết vấn đề mới và chứng minh tính đúng đắn của việc lựa chọn;
  • Kỹ năng thi hành giải pháp được lựa chọn để giải quyết vấn đề mới;
  • Kỹ năng diễn giải hệ thống và thuyết phục đối với các kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề mới.

Kĩ năng bổ trợ:

  • Sẵn sàng đương đầu các khó khăn trong khoa học;
  • Có tư duy sáng tạo;
  • Có tư duy phản biện;
  • Biết đề xuất sáng kiến;
  • Làm chủ kỹ năng giao tiếp khoa học;
  • Có khả năng phổ biến, truyền đạt ý tưởng khoa học và giải pháp công nghệ mới;
  • Hình thành nhóm làm việc hiệu quả, vận hành nhóm, phát triển nhóm;
  • Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm, lãnh đạo và quản lý nhóm;
  • Có kỹ năng làm việc trong các nhóm đa lĩnh vực, bao gồm nhóm CNTT và kinh

5. Yêu cầu về phẩm chất:

  • Trách nhiệm công dân: Trung thực, công bằng, có trách nhiệm (bản thân, gia đình, tổ chức, bạn bè, xã hội), trung thành với tổ quốc và tổ chức, tôn trọng sự học (tình thầy-trò, tình bạn đồng môn, tinh thần học tập suốt đời), dám đương đầu với khó khăn – thử thách;
  • Trách nhiệm, đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: Có tính kỷ luật chuyên nghiệp, có khả năng hoàn thành công việc dưới áp lực, có ý thức tôn trọng và làm giàu thêm văn hóa và tài sản quy trình của tổ chức. Chân thành, độ lượng, có lòng tắc ẩn, yêu cái tốt – ghét cái xấu, tôn trọng luật lệ và tính đa dạng xã hội.

6. Mức tự chủ và trách nhiệm

  • Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới;
  • Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác;
  • Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia;
  • Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp.

7.  Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp

Tiến sĩ HTTT tốt nghiệp trường ĐHCN có thể đảm đương các vị trí sau trong các tổ chức:

  • Tổ chức nghiên cứu: Nghiên cứu sau Tiến sĩ (PostDoc); Thành viên nhóm nghiên cứu tiên tiến; Trưởng nhóm nghiên cứu; Lãnh đạo nhóm nghiên cứu; Lãnh đạo tổ chức;
  • Tổ chức công nghiệp: Thành viên R&D chủ chốt; Lãnh đạo dự án đổi mới; Lãnh đạo nhóm R&D; Giám đốc R&D;
  • Doanh nghiệp: Sáng lập viên doanh nghiệp công nghệ cao; Tư vấn cao cấp doanh nghiệp;
  • Trường đại học: Trợ lý giáo sư; Phó Giáo sư; Giáo sư; Lãnh đạo nhóm nghiên cứu.

8.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Làm được nghiên cứu sau Tiến sĩ (PostDoc) tại các trường Đại học ở nước ngoài;
  • Tham gia được các đề tài, dự án nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế;
  • Trở thành giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

9. Các chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín của quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo.

     Chương trình đào tạo được tham khảo từ: Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin tại Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore). Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Tiến sĩ HTTT tại Đại học Quốc gia Singapore được đăng tải trên website http://www.comp.nus.edu.sg/programmes/pg/phdis/.

Bài viết liên quan