Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên ngành đào tạo:

– Tiếng Việt: Kỹ thuật phần mềm

– Tiếng Anh: Software Engineering

  • Mã số ngành đào tạo: 8480103
  • Tên chuyên ngành đào tạo:

– Tiếng Việt: Kỹ thuật phần mềm

– Tiếng Anh: Software Engineering

  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 2 năm
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

– Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Kỹ thuật phần mềm

– Tiếng Anh: The Degree of Master in Software Engineering

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

      Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM) là đào tạo nguồn nhân lực trình độ Thạc sĩ chất lượng cao, có kiến thức nền tảng vững chắc về lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin (CNTT), có hiểu biết chuyên sâu và năng lực nghiên cứu về ngànhCông nghệ phần mềm (CNPM), góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

     – Cập nhật và nâng cao kiến thức về các phương pháp phát triển phần mềm, các chuẩn và qui trình làm phần mềm, các kiến thức thực tiễn về phát triển phần mềm;

     – Trang bị năng lực thực hành cao trong phát triển phần mềm: kỹ năng phân tích, thiết kế các hệ thống phần mềm, kỹ năng quản trị dự án phát triển phần mềm,năng lực đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm phần mềm, kỹ năng lập trình, thành thạo một số công cụ phát triển phần mềm thông dụng;

     – Trang bị năng lực nghiên cứu các vấn đề liên quan về CNPM, cụ thể các hướng sau: tiến trình phát triển phần mềm (mô hình tiến trình, tiến trình phát triển phần mềm hướng thành phần, hướng đối tượng, hướng hình thức hóa); các vấn đề sử dụng lại trong phát triển phần mềm; tự động hóa trong phát triển phần mềm; quản lý dự án phần mềm (độ đo và ước lượng phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, phân tích rủi ro, lập lịch, quản lý cấu hình, v.v.), kiến trúc phần mềm, tái kỹ nghệ phần mềm; phát triển hệ thống thời gian thực, hệ thống nhúng; tương tác người máy và thiết kế giao diện, v.v.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

  • Xét tuyển (theo Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN và phương án tuyển sinh hàng năm của Trường ĐHCN).

3.2. Đối tượng tuyển sinh

  • Công dân Việt Nam tốt nghiệp đại học (cử nhân/kĩ sư) ngành phù hợp với ngành KTPM từ loại Khá trở lên (theo danh mục nêu tại Mục 3.3). Trường hợp ứng viên tốt nghiệp đại học dưới loại khá cần có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực CNTT; có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Công dân nước ngoài được xét tuyển theo quy định đối với người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN;
  • Các yêu cầu về hồ sơ được thực hiện theo quy định chung của ĐHQGHN và quy định cụ thể của Trường ĐHCN.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp

  • Nhóm 1 bao gồm các ngành phù hợp không cần phải học bổ sung kiến thức: Kỹ thuật phần mềm (7480103), Khoa học máy tính (7480101), Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (7480102), Hệ thống thông tin (7480104), Kỹ thuật máy tính (7480106), Trí tuệ nhân tạo (7480207), Công nghệ kỹ thuật máy tính (7480108), Công nghệ thông tin (7480201), An toàn thông tin (7480202).
  • Nhóm 2 bao gồm các ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức: Toán tin (7460117), Toán ứng dụng (7460112), Máy tính và khoa học thông tin (7480110QTD), Khoa học dữ liệu (7460108), Khoa học tính toán (7460107), Sư phạm tin học (7140210), Tin học và kỹ thuật máy tính (7480111), Khoa học và kĩ thuật máy tính (7480204QTD), Toán học (7460101), Toán cơ (7460115), Sư phạm toán học (7140209), Thống kê (7460201), Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (7520216), Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông (7510302), Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (7510303), Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (7510203), Kỹ thuật Robot (thí điểm), Kỹ thuật điện tử – viễn thông (7520207).

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

      Danh mục các học phần bổ sung kiến thức được dành cho đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp thuộc Nhóm 2, gồm tối đa bảy học phần với 25 tín chỉ như sau. Căn cứ vào bảng điểmđại học của mỗi thí sinh, Tiểu ban xét hồ sơ sẽ quyết định danh sách các học phần mà thí sinh cần bổ sung.

  • Toán rời rạc (4 tín chỉ)
  • Lập trình nâng cao (4 tín chỉ)
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (4 tín chỉ)
  • Cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
  • Công nghệ phần mềm (3 tín chỉ)
  • Lập trình hướng đối tượng (3 tín chỉ)
  • Quản lý dự án phần mềm (3 tín chỉ)

Bài viết liên quan