Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

     Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp, cả nội tại trong lĩnh vực CNTT lẫn tích hợp kiến thức CNTT trong những lĩnh vực khác; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

1.1.1  Khối kiến thức chung

Kiến thức về lý luận chính trị

  • Trình bày được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

Kiến thức về tin học

  • Nhớ và giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin;
  • Sử dụng được công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet …);
  • Có khả năng phân tích, đánh giá và sử dụng một ngôn ngữ lập trình bậc cao;
  • Có khả năng phân tích, đánh giá, phân biệt và sử dụng được hai phương pháp lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng.

Kiến thức về ngoại ngữ: Đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu tương đương N3 theo Chuẩn đánh giá tiếng Nhật

  • Có thể đọc và hiểu các tài liệu bằng văn bản với nội dung cụ thể liên quan đến chủ đề hàng ngày; có thể nắm bắt thông tin tóm tắt từ tiêu đề báo chí. Ngoài ra cũng có thể đọc các bài viết hơi phức tạp và trừu tượng gặp phải trong tình huống hàng ngày và hiểu những điểm chính của nội dung nếu một số cụm từ thay thế có sẵn để hỗ trợ sự hiểu biết.
  • Có thể lắng nghe và thấu hiểu cuộc trò chuyện mạch lạc trong các tình huống hàng ngày cũng như nắm bắt các mối quan hệ giữa những người liên quan, được nói ở tốc độ gần như tự nhiên.

Giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

  • Vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương để củng cố và tăng cường sức khỏe. Sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn đặc thù. Vận dụng những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng;
  • Trình bày được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà n­ước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.

1.1.2  Kiến thức theo lĩnh vực

  • Trình bày được các kiến thức cơ bản về vật lý; Trình bày được các hiện tượng và quy luật vật lý và các ứng dụng liên quan trong khoa học kỹ thuật và đời sống;
  • Trình bày được các kiến thức cơ bản liên quan đến Toán;

1.1.3  Kiến thức theo khối ngành

  • Vận dụng được các kiến thức liên quan đến cấu trúc dữ liệu về mảng, danh sách liên kết, hàng đợi, ngăn xếp, cây nhị phân, bảng băm;
  • Vận dụng được các thuật toán cơ bản liên quan đến sắp xếp, tìm kiếm và các thuật toán khác trên các cấu trúc dữ liệu;
  • Vận dụng được các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất;
  • Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Toán rời rạc để xây dựng các thuật toán, tối ưu các giải pháp trong công nghệ.

1.1.4  Kiến thức theo nhóm ngành

  • Vận dụng thành thạo các kiến thức và kỹ thuật cơ bản của một số ngôn ngữ lập trình thủ tục và hướng đối tượng thông dụng;
  • Giải thích được cơ chế hoạt động chung của hệ thống máy tính, các bộ phận, cấu trúc của máy tính; vận dụng được các nguyên lý cơ bản chung hệ điều hành của máy tính;
  • Vận dụng được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, các bộ phận, các giao thức, cách thức truyền dữ liệu trên mạng;
  • Vận dụng được các khái niệm về cơ sở dữ liệu trong hệ thống, các phương pháp xây dựng và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của hệ thống;
  • Vận dụng được các khái niệm chung về quy trình phát triển phần mềm, các kỹ thuật xây dựng một hệ thống phần mềm có chất lượng.

1.1.5  Kiến thức ngành

  • Vận dụng được phương pháp cập nhật các kiến thức về công nghệ hiện đại trong ngành CNTT nói chung và tại Nhật Bản;
  • Vận dụng được các kiến thức về phân tích thiết kế để xây dựng yêu cầu, tiến hành phân tích và thiết kế các hệ thống phần mềm theo quy trình phù hợp với thị trường Nhật Bản;
  • Vận dụng được các kiến thức về văn hóa doanh nghiệp CNTT Nhật Bản vào thực tế;
  • Xây dựng được cơ sở dữ liệu cho hệ thống, sử dụng được các công cụ để quản trị các hệ cơ sở dữ liệu;
  • Vận dụng được các kiến thức và kỹ thuật trong xây dựng các ứng dụng trên môi trường web và điện thoại thông minh;
  • Trình bày được tổng thể về kiến trúc ứng dụng, kiến trúc tích hợp, kiến trúc hạ tầng; làm chủ kiến thức về quản lý dự án và dịch vụ CNTT;
  • Trình bày được sự quan trọng của các kiến thức bổ trợ từ các ngành khác liên quan đến CNTT;
  • Vận dụng được các kiến thức, kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu và các công nghệ mới trong ngành CNTT trong xử lý dữ liệu, phát triển các phần mềm, tích hợp dịch vụ, bảo đảm chất lượng và an toàn, an ninh cho hệ thống.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Về kỹ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng lập trình thông qua sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình thông dụng, hiện đại và phù hợp với thị trường Nhật Bản;
  • Có kỹ năng khai thác các công cụ phần mềm hỗ trợ cho cả phát triển ứng dụng, giao tiếp khoa học, và các nghiệp vụ CNTT khác;
  • Sử dụng được các kỹ thuật tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
  • Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Nhật, giao tiếp về chuyên môn được bằng tiếng Nhật;
  • Sử dụng được các kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

  • Có kỹ năng phát hiện, đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề chuyên môn.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

  • Có các kỹ năng thu thập thông tin, thiết lập giả thiết, dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức, kiểm nghiệm và bảo vệ giả thiết, áp dụng kiến thức vào thực tế.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

  • Có tư duy logic, phân tích, tổng hợp và tư duy toàn cục.

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

  • Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
  • Nắm bắt được nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức

  • Tìm hiểu và nắm bắt được văn hóa, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển cơ quan công tác, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

  • Có khả năng phân tích yêu cầu, thiết kế và thực thi giải pháp ứng dụng CNTT.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

  • Biết cách đề xuất các phương pháp mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kỹ năng cá nhân

  • Hoàn thành công việc đúng hạn;
  • Tưởng tượng và trình bày;
  • Biết cách đề xuất sáng kiến.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

  • Hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
  • Chia sẻ thông tin trong nhóm.

2.2.3. Quản lý và lãnh đạo

  • Quản lý thời gian, nguồn lực;

2.2.4. Kỹ năng giao tiếp

  • Lập luận và sắp xếp ý tưởng;
  • Sử dụng được cách giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;
  • Thuyết trình trước đám đông; lắng nghe ý kiến.

2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.6. Các kỹ năng bổ trợ khác

  • Đương đầu với thách thức, rủi ro;
  • Thích nghi đa văn hóa, đặc biệt với môi trường làm việc trong doanh nghiệp CNTT Nhật Bản.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Trung thực, lễ độ, khiêm tốn, nhiệt tình.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Trách nhiệm với công việc;
  • Trung thành với tổ chức.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Trách nhiệm với xã hội;
  • Tuân thủ luật pháp;
  • Có ý thức phục vụ.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

     Sinh viên ngành CNTT định hướng thị trường Nhật Bản sau khi tốt nghiệp có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như một kỹ sư trong lĩnh vực CNTT, đáp ứng các yêu cầu cao về nghiên cứu và ứng dụng CNTT của xã hội. Các sinh viên này sẽ có khả năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ. Thêm vào đó, họ có khả năng thích nghi cao với sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT. Và đặc biệt, những sinh viên này sẽ sẵn sàng làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Các vị trí công tác có thể đảm nhận:

  • Kỹ sư cầu nối Nhật Bản;
  • Lập trình viên trên môi trường di động, Web;
  • Lập trình viên hệ thống và cơ sở dữ liệu;
  • Lập trình viên phát triển các hệ thống thông minh;
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển hệ thống;
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ;
  • Chuyên viên thiết kế và xử lý nội dung số;
  • Chuyên viên tư vấn dịch vụ CNTT;
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm;
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu bằng máy tính.

    Sau một thời gian, các sinh viên này có khả năng phát triển lên trưởng nhóm phát triển phần mềm, quản lý hệ thống thông tin, quản lý dự án, giám đốc công nghệ… cho các doanh nghiệp.

    Nếu sử dụng các mức kỹ năng được đưa ra trong chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản ITSS được đề xuất bởi Cục xúc tiến CNTT thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản[1](Bảng 1), mảng nghiệp vụsinh viên tốt nghiệp CTĐT này có thể đảm nhiệm được trình bày trong Bảng 2.

Mức Mô tả Ghi chú
7 Chuyên gia có ảnh hưởng quốc tế Đánh giá bởi cộng đồng chuyên nghiệp
6 Chuyên gia đầu ngành quôc gia
5 Chuyên gia quyết định chính sách công ty Đánh giá theo từng công ty
4 Trưởng nhóm với kỹ năng và kiến thức nâng cao
3 Ứng dụng được kỹ năng và kiến thức
2 Kỹ năng và kiến thức nền tảng
1 Yêu cầu kiến thức cơ bản tối thiểu

Bảng 1. Các mức kỹ năng (ITSS)

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên đã tốt nghiệp có thể học lên các bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sĩ.

     Sinh viên đã tốt nghiệp có thể thi các chứng chỉ nâng cao của các tổ chức nghề nghiệp lớn trong nước và quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.

[1]IPA’s IT Skill Standards (ITSS), http://www.ipa.go.jp/english/humandev/forth_download.html

Loại công việc Tư vấn Kiến trúc sư CNTT Quản lý dự án Chuyên gia CNTT Chuyên gia ứng dụng Phát triển phần mềm Quản lý dịch vụ CNTT Giáo dục
Mảng nghiệp vụ Công nghiệp Chức năng nghiệp vụ Kiến trúc ứng dụng Kiến trúc tích hợp Kiến trúc hạ tầng Phát triển hệ thống Thuê ngoài Dịch vụ mạng Phát triển sản phẩm phần mềm Nền tảng Mạng Cơ sở dữ liệu Nền tảng ứng dụng chung Quản lý hệ thống An ninh Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ Gói ứng dụng nghiệp vụ Phầm mềm cơ bản Phần mềm trung gian Phần mềm ứng dụng Quản lý hoạt động Vận hành hệ thống Vận hành Dịch vụ hỗ trợ Lập kế hoạch đào tạo Giảng dạy
Mức 7
Mức 6
Mức 5
Mức 4 x x x
Mức 3 x x x x x x x x x x x x x x x x
Mức 2 x x   x x       x   x x x
Mức 1                                                    

         Bảng 2. Các mức kỹ năng tương ứng với loại công việc

Bài viết liên quan