Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin

    Thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành ATTT được định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất theo các chỉ tiêu như trình bày dưới đây.

1. Chuẩn về kiến thức và năng lực chuyên môn

a. Kiến thức chung trong ĐHQGHN

i. Kiến thức về lý luận chính trị

  • Hiểu và vận dụng được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin;
  • Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

         ii. Kiến thức về ngoại ngữ

  • Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Hiểu được các ý chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v.
  • Xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi đến nơi sử dụng ngôn ngữ;
  • Viết đơn giản nhưng liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm;
  • Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng và hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích cho ý kiến và kế hoạch của mình;
  • Viết văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

b. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

  • Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin nói chung cũng như lĩnh vực An toàn thông tin nói riêng;
  • Có phổ kiến thức và kỹ năng của một chuyên viên ATTT cao cấp, đủ năng lực xây dựng và tích hợp chiến lược ATTT trong chiến lược phát triển tổ chức (cơ quan/doanh nghiệp), quản lý và giám sát việc triển khai cũng như thi hành các giải pháp ATTT; có kiến thức và kỹ năng đủ để hiểu và tìm được giải pháp phù hợp cho các vấn đề ATTT thời sự, gắn kết mật thiết với nhu cầu ATTT thực tiễn trong nước và của tổ chức, bao gồm:
    • Kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ANTT cũng như chính sách ATTT của tổ chức,
    • Kiến ​​thức cốt lõi về CNTT và quản lý,
    • Kiến thức nền tảng ATTT và kiến thức tích hợp nền tảng ATTT,
    • Kiến thức chuyên sâu theo các nhóm chủ đề về Mật mã học và an toàn dữ liệu, về An toàn hệ thống máy tính và hệ thống thông tin, về An toàn hệ thống mạng, về An toàn Web và phương tiện xã hội, về Quản lý ATTT… theo định hướng nghề nghiệp của các chuyên gia ATTT, một nguồn nhân lực rất cần thiết cả ở phạm vi tổ chức lẫn phạm vi quốc gia.

c. Yêu cầu về luận văn tốt nghiệp

  • Đề tài luận văn cần là một chủ đề ATTT thời sự;
  • Luận văn cần bao gồm (i) khảo sát chung về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về chủ đề luận văn, (ii) phân tích, đánh giá các phương pháp tiên tiến có liên quan tới các vấn đề từ chủ đề luận văn; (iii) tự chọn phương pháp phù hợp nhất và đưa ra mô hình giải quyết các vấn đề thuộc chủ đề luận văn, (iii) phát triển/khai thác công cụ xây dựng phần mềm thi hành mô hình được đề nghị, tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả.

d. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

2. Chuẩn về kỹ năng

      Học viên tốt nghiệp ATTT không chỉ được nâng cao về kỹ năng thiết kế, kiến trúc, tích hợp giải pháp ATTT mà còn được hình thành và phát triển các kỹ năng mềm liên quan tới chuyên ngành ATTT.

a. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
  • Có kỹ năng nghiên cứu và phát hiện tri thức về ATTT trong môi trường thực tế: Kỹ năng phát biểu bài toán ATTT thực tế; Kỹ năng thu thập, khái quát tri thức liên quan đến thực trạng bài toán ATTT đã được phát biểu; Kỹ năng tạo dựng, phát triển giải pháp ATTT; Kỹ năng thực nghiệm và đánh giá về ATTT;
  • Có kỹ năng kiến trúc, thiết kế và phát triển mô hình và giải pháp ATTT bao gồm tới các khía cạnh công nghệ – quản lý và con người: kỹ năng phân tích, thiết kế; Kỹ năng thi hành, phát triển giải pháp; Kỹ năng ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến;
  • Có kỹ năng quản trị ATTT: Kỹ năng xây dựng chính sách ATTT, Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng quản lý rủi ro; Kỹ năng quản lý chất lượng ATTT;
  • Có kỹ năng học để học: Kỹ năng tìm kiếm tài liệu và giải pháp; Kỹ năng phương pháp luận phục vụ học;
  • Có kỹ năng làm việc cộng tác: Kỹ năng cải thiện hiệu quả công việc cộng tác (các kỹ năng lãnh đạo, truyền thông, tập trung và giải quyết mâu thuẫn); Kỹ năng nhận thức môi trường công việc toàn cầu hoá và phát huy bản sắc dân tộc;
  • Tạo dựng đặc trưng cá nhân: Tư duy biện luận một cách hệ thống; Khả năng làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, đam mê nghề nghiệp; Phát triển suy nghĩ sáng tạo, phê phán; Tạo dựng khả năng ham học hỏi; Khả năng làm việc trong những môi trường khác nhau trong và ngoài nước; Khả năng làm việc độc lập, tự quản lý bản thân.

b. Kỹ năng bổ trợ

i. Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành:

  • Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;

     ii. Kỹ năng làm việc theo nhóm về ATTT: Hình thành nhóm làm việc hiệu quả, vận hành nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm, kỹ năng làm việc trong các nhóm đa lĩnh vực.

     iii. Kỹ năng giao tiếp khoa học (scientific communication skills), bao gồm các kỹ năng viết, trình bày, nghe, …

3. Về phẩm chất đạo đức

a. Trách nhiệm công dân: Tự giác chấp hành mọi nghĩa vụ công dân, tuân thủ đầy đủ và đúng đắn mọi quy định luật pháp của Nhà nước, trung thành với Tổ quốc và nhân dân.

b. Phẩm chất đạo đức cá nhân: Trung thực, công bằng, có trách nhiệm (bản thân, gia đình, tổ chức, bạn bè, xã hội), tôn trọng sự học (tình thầy-trò, tình bạn đồng môn, tinh thần học tập suốt đời), dám đương đầu với khó khăn – thử thách.

c. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: có tính kỷ luật chuyên nghiệp về ATTT, có khả năng hoàn thành công việc dưới áp lực, có ý thức tôn trọng và làm giàu thêm văn hóa và tri thức của tổ chức.

d. Phẩm chất đạo đức xã hội: chân thành, độ lượng, có lòng trắc ẩn, yêu cái tốt – ghét cái xấu, tôn trọng luật lệ và tính đa dạng xã hội.

4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Thạc sĩ ATTT Trường ĐHCN có khả năng

a. Đảm đương những vị trí quan trọng về ATTT sau đây trong các tổ chức (cơ quan / doanh nghiệp):

  • Giám đốc an toàn thông tin (Chief Information Security Officer–CSO),
  • Trưởng bộ phận ATTT (Head of the Information Security Office),
  • Giám đốc thông tin (Chief Information Officer: CIO),
  • Quản lý dự án ATTT (Project Manager in Information Security),
  • Chuyên gia tích hợp giải pháp an toàn hệ thống thông tin (Systems Integrator),
  • Giảng viên đại học về ATTT nói riêng và về MT&CNTT nói chung,

     b. Theo vị trí công tác đảm đương, Thạc sỹ ATTT đảm bảo được tính sáng tạo trong hoạt động lãnh đạo nhóm, đội, đơn vị thực thi đúng các chính sách và giải pháp ATTT của tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan) dựa trên CNTT.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

     Thạc sĩ ATTT có đủ năng lực để tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sĩ về chuyên ngành ATTT cũng như các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực MT&CNTT tại các cơ sở đào tạo tiên tiến ở trong nước và thế giới.

      6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo

  • Cybersecurity Education Workshop. George Washington University Arlington Center, February 24-25, 2014, Final Report, April, 2014.
  • Lance C. Pérez, Susanne Wetzel, John Impagliazzo, Margaret Leary, Blair Taylor, Stephen Cooper, Joel Brynielsson, Youry Khmelevsky, Amelia Philips, Shambhu Upadhyaya, Elizabeth K. Hawthorne, Asım Gencer Gökce, Karl Klee, Norbert Pohlmann (2011). Information Assurance Education in Two- and Four-Year Institutions. ITiCSE-WGR‘11: 39-53, June 27–29, 2011, Darmstadt, Germany.
  • Chương trình đào tạo và nội dung học phần chuyên ngành Thạc sỹ về ATTT – truyền thông tại Trường Tính toán, ĐHQG Singapore. http://www.comp.nus.edu.sg/graduates/m_structure.html#structurehttp://www.comp.nus.edu.sg/undergraduates/documents/SoC-Module-desc.pdf.
  • Chương trình đào tạo và nội dung học phần chuyên ngành Thạc sỹ Công nghệ ATTT (Information Security Technology) tại Eindhoven University of Technology (Hà Lan)

http://www.tue.nl/en/education/tue-graduate-school/masters-programs/information-security-technology/curriculum/

http://www.kerckhoffs-institute.org/programme/mandatory.html;

http://www.kerckhoffs-institute.org/programme/optional.html;

http://www.kerckhoffs-institute.org/programme/additional.html

  • Chương trình đào tạo và nội dung học phần chuyên ngành Thạc sỹ Kỹ nghệ ATTT và Thạc sỹ về Quản lý ATTT tại Viện Công nghệ SANS (Mỹ)

http://www.sans.edu/academics/curricula/msise và http://www.sans.edu/academics/curricula/msism

  • Chương trình đào tạo và nội dung học phần chuyên ngành Thạc sỹ Khoa học về Công nghệ và Quản lý ATTT (The Master of Science in Information Security Technology and Management: MSISTM) tại Information Networking Institute, Carnegie Mellon University (Mỹ)

http://www.ini.cmu.edu/degrees/pgh_msistm/curriculum.html và http://www.ini.cmu.edu/degrees/pgh_msistm/courses.html

Bài viết liên quan