Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: An toàn Thông tin (chuyên ngành đào tạo thí điểm)
+ Tên tiếng Anh: Information Security
- Tên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Công nghệ Thông tin
+ Tên tiếng Anh: Information Technology
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: Hai năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Công nghệ Thông tin
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Information Technology
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
a. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành An toàn Thông tin (ATTT) là đào tạo chuyên gia ATTT trình độ thạc sĩ chất lượng cao, có phẩm chất tốt, có năng lực cao trong việc đề xuất và thi hành các mô hình và giải pháp ATTT tiên tiến, phục vụ chiến lược ATTT của đất nước trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Hàng năm cung cấp khoảng 50 thạc sĩ ATTT chất lượng cao theo các nhóm chủ đề về Mật mã học và an toàn dữ liệu, về An toàn hệ thống mạng, về An toàn Web và phương tiện xã hội, về Quản lý ATTT.
- Nâng cao năng lực của Khoa CNTT trong việc tích hợp đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học – triển khai công nghệ trong lĩnh vực ATTT, đảm bảo một tỷ lệ phù hợp các học viên cao học ATTT là tác giả/đồng tác giả của các công trình khoa học công bố quốc gia/quốc tế có uy tín và/hoặc các sản phẩm phần mềm ATTT có tiềm năng ứng dụng cao.
c. Định hướng nghề nghiệp của học viên tốt nghiệp:
- Giám đốc ATTT (Chief Information Security Officer – CSO);
- Phụ trách bộ phận ATTT;
- Giám đốc thông tin (Chief Information Officer: CIO);
- Trưởng bộ phận CNTT (Head of the Information Technology Office);
- Quản lý dự án (Project Manager);
- Chuyên gia tích hợp giải pháp an toàn hệ thống thông tin (Systems Integrator);
- Giảng viên đại học về chuyên ngành ATTT nói riêng và về Máy tính và Công nghệ Thông tin (MT&CNTT) nói chung.
- Đồng thời, thạc sĩ ATTT có thể tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sỹ về chuyên ngành ATTT cũng như các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực MT&CNTT theo các hướng chủ đề: về Mật mã học và an toàn dữ liệu, về An toàn hệ thống mạng, về An toàn Web và phương tiện xã hội, về Quản lý ATTT.
3. Thông tin tuyển sinh
– Môn thi tuyển sinh
- Môn thi Cơ bản: Thi theo hình thức đánh giá năng lực
- Môn thi Cơ sở: Tin học cơ sở.
- Môn Ngoại ngữ: Một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan.
– Đối tượng tuyển sinh:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin hoặc ngành phù hợp với ngành Công nghệ thông tin;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành Công nghệ thông tin, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin;
- Điều kiện về thâm niên công tác: Không yêu cầu về thâm niên công tác.
- Các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành tại ĐHQGHN.
– Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:
- Danh mục các ngành phù hợp: Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm.
- Danh mục các ngành gần: Hệ thống thông tin quản lý, Công nghệ kỹ thuật máy tính; Toán tin ứng dụng; Tin học ứng dụng; Sư phạm tin học.
– Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
STT | Học phần | Số tín chỉ |
1 | Toán rời rạc | 4 |
2 | Lập trình nâng cao | 3 |
3 | Cơ sở dữ liệu | 3 |
4 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 3 |
Tổng cộng | 13 |