Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Kỹ thuật Phần mềm          
    • Tiếng Anh: Software Engineering                  
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 60480103
  • Tên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Công nghệ Thông tin
    • Tiếng Anh: Information Technology
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 2 năm
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
    • Tiếng Việt:          Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
    • Tiếng Anh:          The Degree of Master in Information Technology

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

a. Mục tiêu chung

  • Đào tạo nhân lực ở trình độ thạc sĩ có chất lượng cao, có hiểu biết chuyên sâu về Công nghệ phần mềm;
  • Mở rộng các hiểu biết về lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin;
  • Nâng cao khả năng nghiên cứu về Công nghệ phần mềm.

b. Mục tiêu cụ thể

i. Về kiến thức:

      Nâng cao các kiến thức về các phương pháp phát triển phần mềm, các chuẩn và qui trình làm phần mềm, các kiến thức thực tiễn về phát triển phần mềm.

ii. Về kỹ năng:

     Tăng cường kỹ năng phân tích, thiết kế các Hệ thống phần mềm, kỹ năng quản trị dự án phát triển phần mềm, kỹ năng lập trình, thành thạo một số công cụ phát triển phần mềm thông dụng.

iii. Về năng lực:

     Sau khi tốt nghiệp, các Thạc sĩ Công nghệ Thông tin (CNTT) chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm có hiểu biết một cách cơ bản và cập nhật về lĩnh vực phát triển phần mềm; có năng lực thực hành cao trong phát triển phần mềm; có khả năng quản lý các dự án phát triển phần mềm; có năng lực trong việc đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm phần mềm; có năng lực nghiên cứu các vấn đề liên quan về công nghệ phần mềm.

iv. Về nghiên cứu:

     Học viên có khả năng tiếp tục nghiên cứu theo các hướng: tiến trình phát triển phần mềm (mô hình tiến trình, tiến trình phát triển phần mềm hướng thành phần, hướng đối tượng, hướng hình thức hóa); các vấn đề sử dụng lại trong phát triển phần mềm; tự động hóa trong phát triển phần mềm; quản lý dự án phần mềm (độ đo và ước lượng phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, phân tích rủi ro, lập lịch, quản lý cấu hình, v.v.), kiến trúc phần mềm, tái kỹ nghệ phần mềm; phát triển hệ thống thời gian thực, hệ thống nhúng; tương tác người máy và thiết kế giao diện, v.v.

3. Thông tin tuyển sinh

– Môn thi tuyển sinh:

  • Môn thi Cơ bản: Đánh giá năng lực
  • Môn thi Cơ sở: Tin học cơ sở.
  • Môn Ngoại ngữ: Một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan

– Đối tượng tuyển sinh:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin hoặc ngành phù hợp với ngành Công nghệ thông tin;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành Công nghệ thông tin, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin;
  • Điều kiện về thâm niên công tác: Không yêu cầu về thâm niên công tác.
  • Các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành tại ĐHQGHN.

– Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:

  • Danh mục các ngành phù hợp: Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Truyền thông và mạng máy tính;
  • Danh mục các ngành gần: Hệ thống thông tin quản lý, Công nghệ kỹ thuật máy tính; Toán tin ứng dụng; Tin học ứng dụng; Sư phạm tin học; Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành Cơ sở Toán học cho Tin học); Toán học; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.

– Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

STT Học phần Số tín chỉ
1     Toán rời rạc 4
2     Lập trình nâng cao 3
3     Cơ sở dữ liệu 3
4     Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3
  Tổng cộng

13

Bài viết liên quan