Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, phát triển bền vững và pháp luật; có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong lĩnh vực; có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành các hoạt động trong lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:
1.1. Khối kiến thức chung
1.1.1. Kiến thức về lý luận chính trị
- Trình bày được hệ thống tri thức khoa học về triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin;
- Trình bày được hệ thống tri thức khoa học về Chủ nghĩa xã hội khoa học;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.1.2. Kiến thức về ngoại ngữ:
- Năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Hiểu được ý chính của những văn bản tương đối phức tạp xoay quanh những chủ đề trừu tượng hay cụ thể, bao gồm cả những cuộc thảo luận về các vấn đề thuộc chuyên môn của người học;
- Có thể tương tác ở mức độ khá trôi chảy mà không cần chuẩn bị nhiều, qua đó có thể tương tác thường xuyên với người nói bản ngữ mà không gây khó khăn cho đôi bên;
- Có thể tạo ra các văn bản rõ ràng, cụ thể về nhiều đề tài khác nhau;
- Có thể diễn giải quan điểm đối với một vấn đề có tính thời sự, biết trình bày về cả mặt lợi và hại của một vấn đề.
1.1.3. Giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh
- Vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương để củng cố và tăng cường sức khỏe. Sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn đặc thù. Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng;
- Hiểu được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.
1.2 Kiến thức theo lĩnh vực
1.2.1. Kiến thức vật lý
- Biết được các kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương;
- Hiểu được các hiện tượng và quy luật Vật lý và các ứng dụng liên quan trong khoa học kỹ thuật và đời sống;
- Vận dụng kiến thức để học tập và nghiên cứu các học phần khác của các ngành kỹ thuật và công nghệ.
1.2.2. Kiến thức toán học
- Vận dụng các kiến thức liên quan đến Giải tích toán học như tính giới hạn, tính đạo hàm, tính tích phân của các hàm một biến và hàm nhiều biến;
- Có khả năng vận dụng được các kiến thức liên quan đến Đại số cao cấp như ma trận và các phép biến đổi, giải các hệ phương trình nhiều biến số.
1.2.3. Kiến thức tin học
- Giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin;
- Sử dụng được công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet,…);
- Có khả năng phân tích, đánh giá và lập trình một ngôn ngữ lập trình;
- Có khả năng phân tích, đánh giá phương pháp lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng; phân biệt được ưu và nhược điểm của hai phương pháp lập trình;
- Hiểu các kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của hệ thống phần cứng, phần mềm, tối ưu hóa hệ thống kết hợp giữa phần cứng và phần mềm.
1.3 Kiến thức theo khối ngành
- Biết được các kiến thức liên quan đến cấu trúc dữ liệu về mảng, danh sách liên kết, hàng đợi, ngăn xếp, cây nhị phân, bảng băm;
- Vận dụng được các thuật toán cơ bản liên quan đến sắp xếp, tìm kiếm và các thuật toán khác trên các cấu trúc dữ liệu;
- Vận dụng được các khái niệm cơ bản về số phức và các loại biểu diễn của số phức;
- Vận dụng được các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất;
- Vận dụng được các phương pháp phân tích tín hiệu, phân tích và thiết kế hệ thống tuyến tính trong các miền biểu diễn khác nhau.
1.4 Kiến thức theo nhóm ngành
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Toán rời rạc để xây dựng các thuật toán, tối ưu các giải pháp trong công nghệ;
- Sử dụng được một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, hiểu các khái niệm và viết được chương trình phần mềm theo phương pháp hướng đối tượng;
- Hiểu và giải thích được cơ chế hoạt động chung của hệ thống máy tính, các bộ phận, cấu trúc của máy tính;
- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản chung hệ điều hành của máy tính;
- Vận dụng được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, các bộ phận, các giao thức, cách thức truyền dữ liệu trên mạng;
- Vận dụng được các khái niệm về cơ sở dữ liệu trong hệ thống, các phương pháp xây dựng và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của hệ thống;
- Vận dụng được các khái niệm chung về quy trình phát triển phần mềm, các kỹ thuật xây dựng một hệ thống phần mềm có chất lượng.
1.5 Kiến thức ngành
- Lập trình thành thạo một số ngôn ngữ lập trình thông dụng;
- Vận dụng các kiến thức về phân tích thiết kế để xây dựng yêu cầu, tiến hành phân tích và thiết kế các hệ thống phần mềm;
- Vận dụng được các kỹ thuật thiết kế giao diện người dùng trong xây dựng hệ thống phần mềm;
- Vận dụng việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống, sử dụng các công cụ để quản trị các hệ cơ sở dữ liệu;
- Biết lập trình các ứng dụng trên môi trường web, sử dụng được những kỹ thuật cơ bản của quản trị mạng, thiết kế được các mạng vừa và nhỏ;
- Vận dụng được cách cập nhật các kiến thức hiện đại trong ngành Công nghệ thông tin;
- Biết tối ưu hóa hệ thống thông qua các kiến thức bổ trợ về các ngành khác liên quan đến Công nghệ thông tin;
- Vận dụng được các kỹ thuật, các công nghệ mới trong ngành Công nghệ thông tin, ứng dụng trong phát triển các phần mềm đặc biệt, bảo đảm chất lượng và an toàn, an ninh cho hệ thống;
- Có năng lực nghiên cứu và khả năng lãnh đạo;
- Biết làm việc trong môi trường thực tế;
- Biết nghiên cứu, xây dựng sản phẩm phục vụ cho mục đích khoa học hoặc đời sống;
- Biết trình bày ý tưởng dưới dạng một báo cáo khoa học.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
- Vận dụng các kiến thức cơ bản về Toán và Vật lý trong khoa học công nghệ và đời sống;
- Lập trình thành thạo và biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ;
- Vận dụng được qui trình thiết kế, phân đoạn qui trình thiết kế và phương pháp tiếp cận;
- Vận dụng qui trình lập kế hoạch, sắp xếp công việc, quản lý thời gian và nguồn lực;
- Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
- Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh;
- Biết tối ưu hóa phương pháp triển khai công việc;
- Biết sử dụng các kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích vấn đề;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn;
- Có kỹ năng mô hình hóa.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Có kỹ năng thiết lập giả thiết;
- Có kỹ năng dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức;
- Có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Có khả năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi;
- Có tư duy logic;
- Có tư duy phân tích, tổng hợp;
- Có tư duy toàn cục.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Hiểu biết bối cảnh xã hội và cơ quan;
- Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
- Biết nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Biết nắm bắt văn hóa cơ quan công tác;
- Biết nắm bắt chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển của cơ quan.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Có năng lực phân tích yêu cầu;
- Có năng lực thiết kế giải pháp;
- Có năng lực thực thi giải pháp;
- Có năng lực vận hành hệ thống;
- Có năng lực tiếp thu công nghệ.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Biết sử dụng kiến thức trong công tác;
- Biết cách đề xuất các phương pháp mới, các hướng phát triển mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội, gắn với sự hài hòa, phát triển bền vững và các yếu tố văn hóa.
2.2. Kĩ năng bổ trợ
2.2.1. Các kỹ năng cá nhân
- Có tư duy sáng tạo;
- Có tư duy phản biện;
- Biết đề xuất sáng kiến.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Biết hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
- Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm.
2.2.3. Quản lý và lãnh đạo
- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
- Biết quản lý thời gian, nguồn lực;
- Biết quản lý dự án.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
- Biết truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc, chuyền tải, phổ biến kiến thức kỹ năng trong những việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp;
- Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;
- Biết giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;
- Biết cách thuyết trình trước đám đông.
2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
2.2.6. Các kỹ năng bổ trợ khác
- Đương đầu với thách thức, rủi ro;
- Thích nghi đa văn hóa.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Trung thực;
- Lễ độ;
- Khiêm tốn;
- Nhiệt tình.
3.2. Phẩm chất Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong CNTT
- Trách nhiệm với công việc;
- Trung thành với tổ chức;
- Nhiệt tình và say mê với công việc.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Trách nhiệm với xã hội;
- Tuân thủ luật pháp;
- Có ý thức phục vụ;
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.
4. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin chương trình chất lượng cao sau khi tốt nghiệp có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu cao về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Có khả năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ. Có khả năng thích nghi cao với sự phát triển nhanh chóng của ngành Công nghệ Thông tin.
Các vị trí công tác có thể đảm nhận:
- Giảng viên, nghiên cứu sinh về nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin;
- Chuyên gia nghiên cứu và phát triển về Máy tính và Công nghệ thông tin;
- Lập trình viên hệ thống và cơ sở dữ liệu;
- Lập trình viên trên môi trường di động, Web;
- Lập trình viên phát triển các hệ thống thông minh;
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển hệ thống;
- Quản trị mạng, chuyên viên an ninh mạng;
- Chuyên viên thiết kế và xử lý nội dung số;
- Chuyên viên tư vấn dịch vụ công nghệ thông tin;
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm;
- Chuyên viên phân tích dữ liệu bằng máy tính.
Có khả năng phát triển lên trưởng nhóm phát triển phần mềm, quản lý hệ thống thông tin, quản lý dự án.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên đã tốt nghiệp có thể học lên các bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sĩ.