Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông (CLC TT23)

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

1.1.  Kiến thức chung

1.1.1 Kiến thức về lý luận chính trị     

  • Trình bày được hệ thống tri thức khoa học về triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin;
  • Trình bày được hệ thống tri thức khoa học về Chủ nghĩa xã hội khoa học;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1.2. Kiến thức về ngoại ngữ

  • Năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn tương đương bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Hiểu được các văn bản dài với phạm vi rộng và nhận biết được hàm ý;
  • Diễn đạt trôi chảy và tức thì mà không phải khó khăn lắm tìm từ ngữ diễn đạt;
  • Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng sử dụng tốt bố cục văn bản, từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết từ ngữ.

1.1.3. Giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

  • Vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương để củng cố và tăng cường sức khỏe. Sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn đặc thù. Vận dụng những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng;
  • Hiểu được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà n­ước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.

1.2.  Kiến thức theo lĩnh vực

1.2.1. Kiến thức vật lý

  • Biết được các kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương;
  • Hiểu được các hiện tượng và quy luật Vật lý và các ứng dụng liên quan trong khoa học kỹ thuật và đời sống;
  • Vận dụng kiến thức để học tập và nghiên cứu các học phần khác của các ngành kỹ thuật và công nghệ.

1.2.2. Kiến thức toán học

  • Vận dụng các kiến thức liên quan đến Giải tích toán học như tính giới hạn, tính đạo hàm, tính tích phân của các hàm một biến và hàm nhiều biến;
  • Có khả năng vận dụng được các kiến thức liên quan đến Đại số cao cấp như ma trận và các phép biến đổi, giải các hệ phương trình nhiều biến số.

1.2.3. Kiến thức tin học

  • Giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin;
  • Sử dụng được công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet …);
  • Có khả năng phân tích, đánh giá và lập trình một ngôn ngữ lập trình bậc cao (hiểu các cấu trúc điều khiển, các kiểu dữ liệu có cấu trúc, hàm/chương trình con, biến cục bộ/biến toàn cục, vào ra dữ liệu tệp, các bước để xây dựng chương trình hoàn chỉnh);
  • Có khả năng phân tích, đánh giá phương pháp lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng; phân biệt được ưu và nhược điểm của hai phương pháp lập trình.

1.3. Kiến thức theo khối ngành

  • Thực hành thành thạo được các kiến thức liên quan đến cấu trúc dữ liệu về mảng, danh sách liên kết, hàng đợi, ngăn xếp, cây nhị phân, bảng băm;
  • Thực hành thành thạo các thuật toán cơ bản liên quan đến sắp xếp, tìm kiếm trên các cấu trúc dữ liệu;
  • Thực hành thành thạo các khái niệm cơ bản về số phức và các loại biểu diễn của số phức, hàm giải tích, vi phân, các hàm cơ sở phức, các biểu diễn chuỗi của các hàm giải tích, chuỗi Fourier, biến đổi Fourier, biến đổi Laplace;
  • Thực hành thành thạo các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất (thí nghiệm ngẫu nhiên, không gian mẫu, sự kiện ngẫu nhiên, xác suất có điều kiện, các sự kiện độc lập, định lý Bayes, định lý xác suất toàn phần);
  • Thực hành thành thạo sự phân loại và các đặc trưng của tín hiệu và hệ thống, các phương pháp biểu diễn tín hiệu và hệ thống tuyến tính trong miền thời gian, miền tần số và miền biến phức (miền s và miền z);
  • Thực hành thành thạo các phương pháp phân tích tín hiệu, phân tích và thiết kế hệ thống tuyến tính trong các miền biểu diễn khác nhau.

1.4.  Kiến thức theo nhóm ngành

  • Thực hành thành thạo các kiến thức cốt lõi của nhóm ngành, bao gồm: các phương pháp tính để xây dựng thuật toán, tối ưu các giải pháp công nghệ, điện, điện tử cơ sở, trường điện từ, xử lý tín hiệu, kiến trúc máy tính, mô hình hóa và mô phỏng sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ĐTVT (Matlab, Simulink, Ansoft, VHDL, …).

1.5.  Kiến thức ngành

  • Thực hành thành thạo các kiến thức thuộc các định hướng chính trong ĐTVT, bao gồm: Truyền thông, Mạng, Kỹ thuật máy tính, Điều khiển và Tự động hóa, Điện tử y – sinh, Vi điện tử. Sinh viên được lựa chọn, tư vấn theo học một định hướng chính;
  • Kiến thức rộng của định hướng: là bắt buộc đối với sinh viên đã đăng ký theo định hướng và là lựa chọn đối với sinh viên đã đăng ký theo những định hướng khác;
  • Kiến thức sâu của định hướng: là lựa chọn đối với tất cả các sinh viên, cho phép sinh viên lựa chọn theo một hướng hoặc nhiều định hướng khác nhau, đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp tương lai;
  • Kiến thức bổ trợ: các kiến thức thuộc các lĩnh vực công nghệ (ngoài ĐTVT), kinh tế, luật, xã hội, nhân văn, v.v. đáp ứng nguyện vọng nghề nghiệp tương lai;
  • Kiến thức thực tập: Hiểu, thực hành thành thạo và sáng tạo các kiến thức thực tập thiết kế các linh kiện và hệ thống truyền thông, mạng truyền thông, điện – điện tử, máy tính, điều khiển, xử lý thông tin trong môi trường phòng thí nghiệm và tại các cơ sở doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai công nghệ;
  • Khóa luận tốt nghiệp: Hiểu, thực hành thành thạo và sáng tạo kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về các định hướng đã học. Thể hiện các khả năng xác định vấn đề thực tiễn cần giải quyết, chuyển tải thành bài toán công nghệ, thực hiện thiết kế và giải quyết vấn đề, diễn giải được kết quả, trình bày kết quả. 

2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

2.1. Kỹ năng chuyên môn

2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
  • Vận dụng các kiến thức cơ bản về Toán và Vật lý trong khoa học công nghệ và đời sống;
  • Lập trình thành thạo và biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ;
  • Biết và vận dụng được quy trình thiết kế, phân đoạn quy trình thiết kế và phương pháp tiếp cận;
  • Biết và vận dụng quy trình lập kế hoạch, sắp xếp công việc, quản lý thời gian và nguồn lực;
  • Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
  • Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh;
  • Biết sử dụng các kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt;
  • Có kỹ năng phát hiện vấn đề, đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

  • Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
  • Có kỹ năng đánh giá và phân tích vấn đề;
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn;
  • Có kỹ năng mô hình hóa.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

  • Có kỹ năng thiết lập giả thiết;
  • Có kỹ năng dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức;
  • Có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

  • Có khả năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi;
  • Có tư duy logic;
  • Có tư duy phân tích, tổng hợp;
  • Có tư duy toàn cục.

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

  • Hiểu biết bối cảnh xã hội và cơ quan;
  • Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
  • Biết nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành.

2.1.6. Bối cảnh tổ chức

  • Biết nắm bắt văn hóa cơ quan công tác;
  • Biết nắm bắt chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển của cơ quan.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

  • Có năng lực phân tích yêu cầu;
  • Có năng lực thiết kế giải pháp;
  • Có năng lực thực thi giải pháp;
  • Có năng lực vận hành hệ thống;
  • Có năng lực tiếp thu công nghệ.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

  • Biết sử dụng kiến thức trong công tác;
  • Biết cách đề xuất các phương pháp mới, các hướng phát triển mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội, gắn với sự hài hòa, phát triển bền vững và các yếu tố văn hóa.2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kỹ năng cá nhân

  • Có tư duy sáng tạo;
  • Có tư duy phản biện;
  • Biết đề xuất sáng kiến.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

  • Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
  • Biết hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
  • Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm.

2.2.3. Quản lý và lãnh đạo

  • Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
  • Biết quản lý thời gian, nguồn lực;
  • Biết quản lý dự án.2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
  • Biết truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc, chuyển tải, phổ biến kiến thức kỹ năng trong những việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp;
  • Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;
  • Biết giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;
  • Biết cách thuyết trình trước đám đông.

2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.6. Các kỹ năng bổ trợ khác

  • Đương đầu với thách thức, rủi ro;
  • Thích nghi đa văn hóa.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Trung thực;
  • Lễ độ;
  • Khiêm tốn;
  • Nhiệt tình.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Có trách nhiệm với công việc;
  • Trung thành với tổ chức;
  • Nhiệt tình và say mê với công việc.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Có trách nhiệm với xã hội;
  • Tuân thủ luật pháp;
  • Có ý thức phục vụ;
  • Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

4. Mức tự chủ và trách nhiệm

  • Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  • Biết chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
  • Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;
  • Có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;
  • Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

5. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp có đủ kiến thức để lựa chọn một trong những nhóm nghề nghiệp phù hợp dưới đây:

  • Nhóm 1: Giảng viên/nghiên cứu viên
  • Nhóm 2: Chuyên gia kỹ thuật
  • Nhóm 3: Quản trị dự án kỹ thuật
  • Nhóm 4: Doanh nhân trong lĩnh vực ĐTVT

Một số nhiệm vụ, được thể hiện qua mô tả việc làm từ một số công ty trong lĩnh vực ĐTVT:

Chuyên gia về hệ thống nhúng:

  • Phát triển các phần mềm điều khiển phần cứng trên hệ điều hành Linux cho các hệ thống nhúng;
  • Có kiến thức tốt về các kiến trúc vi xử lý đa lõi;
  • Xây dựng nhóm và triển khai các hệ nhúng có liên quan tới compiler/debugger;
  • Có khả năng phân tích vấn đề và làm chủ dự án, quản lý các thành viên trong nhóm để thực thi dự án;
  • Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, trao đổi trực tiếp với khách hàng qua email được viết bằng tiếng Anh.

Kỹ sư truyền thông:

  • Thiết lập, kiểm tra, duy trì và bảo dưỡng các thiết bị của mạng NGN GSM/CDMA, 3G BSS hoặc 3G NSS;
  • Đưa ra các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ khách hàng từ xa và khắc phục các sự cố kỹ thuật liên quan;
  • Có kinh nghiệm trong việc thiết lập và bảo dưỡng các thiết bị tổng đài chuyển mạch di động BSC, trạm gốc BTS; hay trung tâm chuyển mạch MSC, HLR;
  • Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt.

Điều hành dự án:

  • Quản lý dự án kinh doanh, quản lý kỹ thuật và sản phẩm cho hãng;
  • Đảm bảo được chất lượng và hoàn thành đúng thời hạn cho sản phẩm;
  • Giao dịch và có mối quan hệ tốt với các phòng chức năng khác như: phòng kinh doanh, phòng thương mại, phòng kỹ thuật, phòng kiểm định và vận hành sản phẩm;
  • Có kinh nghiệm quản lý.

Học tiếp bậc sau đại học:

  • Học ở cấp học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) ở trong nước hoặc ở nước ngoài;
  • Tham gia các nhóm nghiên cứu tại cơ sở đào tạo;
  • Trợ giảng cho các giảng viên tại các cơ sở đào tạo.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Tiếp tục học sau đại học tại các trường đại học uy tín trong nước và nước ngoài theo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử, truyền thông;
  • Nghiên cứu, triển khai các ứng dụng của ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông trong thực tế;
  • Làm việc trong các lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất, doanh nghiệp.

Bài viết liên quan