Nghiên cứu khoa học khơi dậy đam mê học tập và sáng tạo của sinh viên
Ngày 12/5/2021, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Trường ĐHCN lần thứ 17 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đồng thời cũng giúp các đại biểu từ ngoài trường có thể tham gia được thuận tiện. Cán bộ và sinh viên Nhà trường đã khai thác hiệu quả các công nghệ hỗ trợ tương tác trực tuyến nên Hội nghĩ năm nay vẫn diễn ra rất sôi nổi và chất lượng.
Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Nguyễn Hoài Sơn – Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển cùng các thành viên Hội đồng đánh giá là đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Nhà trường.
GS.TS Chử Đức Trình phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Chử Đức Trình nêu bật ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa học với sự phát triển của Trường ĐHCN cũng như một số thành tích nổi bật về KHCN trong giai đoạn vừa qua và các đánh giá chung về nghiên cứu khoa học của sinh viên. GS. TS. Chử Đức Trình khẳng định hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học luôn được Trường ĐHCN chú trọng đầy mạnh, giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung tri thức cho sinh viên, tạo cho sinh viên có khả năng nghiên cứu độc lập. Vì vậy, Nhà trường luôn động viên và tạo điều kiện để sinh viên tham gia nhóm nghiên cứu của các thầy cô, khoa viện, trung tâm nghiên cứu từ năm thứ nhất. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid, ngày hội sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường được tổ chức với hình thức trực tuyến nhưng kết quả nghiên cứu vẫn được thể hiện trước hội đồng. Ngày hội nghiên cứu khoa học sinh viên năm nay thu hút 54 công trình nghiên cứu với 174 sinh viên tham gia, dưới sự hướng dẫn 59 giảng viên ở nhóm nghiên cứu cấp khoa. Trải qua các vòng thi cấp khoa, 38 công trình được lựa chọn và đến với ngày hội nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường. Bên cạnh đó, năm 2020, cán bộ và giảng viên Nhà trường thu hút nhiều đề tài các cấp với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng, đồng thời phát triển một số sản phẩm công nghệ sẵn sàng chuyển đến doanh nghiệp, xã hội. Cán bộ khoa học của Nhà trường xuất bản hơn 200 bài báo, trong đó đặc biệt là nhóm nghiên cứu của GS.TS. Hoàng Nam Nhật (khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano) đã xuất bản bài báo xuất sắc trên Tạp chí Nature. Qua đó, Nhà trường đã xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu khoa học sáng tạo, tích cực, chất lượng cao đáp ứng kỳ vọng của các thầy cô, sinh viên đã, đang sẽ tham gia mái nhà chung trường ĐHCN.
Tại ba tiểu ban chuyên môn của Hội nghị, các nhóm sinh viên có 15 phút để thuyết trình kết quả nghiên cứu và trả lời phản biện trước các tiểu ban. Sau hơn 6 tiếng làm việc nghiêm túc (từ 8h00 – 16h00), 21 công trình được Hội đồng trao thưởng và đánh giá cao về tính đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề cấp thiết với phương pháp nghiên cứu đa dạng, đặc biệt là tính ứng dụng thực tiễn; đồng thời, chọn ra các công trình xuất sắc nhất để đề cử tham dự Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên cấp ĐHQGHN, cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các nhóm sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams
Giải Nhất đã được trao cho 06 công trình xuất sắc nhất của 06 nhóm sinh viên thuộc khoa Công nghệ thông tin, khoa Điện tử viễn thông, khoa Công nghệ nông nghiệp, khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa, Viện Công nghệ Hàng không vũ trụ. Để khuyến khích các nhóm sinh viên đoạt giải, Nhà trường sẽ hỗ trợ kinh phí giúp các nhóm sinh viên tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu.
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học đã kết thúc thành công, tìm ra được các công trình xuất sắc tiêu biểu cũng như chia sẻ được các kinh nghiệm, các ý tưởng nghiên cứu quí báu.
Với những kinh nghiệm và sự tự tin thu được qua tham gia Hội nghị, cùng với sự hướng dẫn của các thầy, cô, chắc chắn là các bạn sinh viên sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình hướng tới sản phẩm hoàn thiện ứng dụng được trong thực tế.
Danh sách giải thưởng cụ thể như sau:
STT | Tên công trình | Sinh viên thực hiện | Giảng viên hướng dẫn | Đơn vị |
Giải Nhất | ||||
1 | Applied AI in surveillance camera systems for briefing, indexing and smart searching on video content | Bùi Sơn Tùng Phùng Thế Ngọc Đỗ Duy Thanh |
TS. Nguyễn Hồng Thịnh
|
Khoa ĐTVT |
2 | Nghiên cứu ứng dụng đầu gắp mềm tích hợp cho robot.
|
Trần Công Minh Nguyễn Tiến Việt Nghiêm Ngọc Hùng |
PGS. TS. Bùi Thanh Tùng
|
Khoa CHKT&TĐH |
3 | Nghiên cứu cải tiến hiệu suất tua-bin gió savounious ở tỉ tốc cao | Bành Đức Minh Hoàng Văn Tâm Trần Công Mạnh Hùng |
TS. Lê Đình Anh
|
Viện Công nghệ HKVT |
4 | Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc chitosan và thử nghiệm hoạt tính in-vitro với vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên cây lúa
|
Lê Trọng Đức Nguyễn Thị Phương Huê Lê Thị Vân |
TS. Lê Thị Hiên TS. Hoàng Thị Giang |
Khoa CNNN |
5 | A new constraint programming model and a linear programming-based adaptive large neighborhood search for the vehicle routing problem with synchronization constraints | Nguyễn Tất Đạt
|
TS. Hà Minh Hoàng
|
Khoa CNTT |
6 | Phương pháp sinh dữ liệu Kiểm thử tự động cho con trỏ void và con trỏ hàm trong các thư viện và dự án nhúng C/C++ | Nguyễn Tùng Lâm
|
PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng
|
Khoa CNTT |
Giải Nhì | ||||
1 | Gợi ý tham số cho API dựa trên phân tích mã nguồn và mô hình ngôn ngữ | Trần Mạnh Cường Nguyễn Minh Tân Trần Trung Kiên |
TS. Võ Đình Hiếu & NCS. Nguyễn Văn Sơn |
Khoa CNTT |
2 | Multi-Answer Summarization for the biomedical question and answer system | Nguyễn Quốc An Dương Quốc Hưng Nguyễn Huy Sơn Nguyễn Minh Quang |
ThS. Lê Hoàng Quỳnh ThS. Cấn Duy Cát |
Khoa CNTT |
3 | Xây dựng bộ thí nghiệm chuyển đổi/lưu trữ năng lượng dạng bánh đà | Nguyễn Văn Thiện
|
TS. Bùi Đình Tú | Khoa VLKT&CNNN |
4 | Nghiên cứu tính toán tối ưu hóa kết cấu hệ thanh sử dụng CALFEM và thuật giải tối ưu Rao. | Nguyễn Công Kiên
|
PGS. TS. Phạm Hoàng Anh
|
Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông |
5 | Ứng dụng IoT xây dựng hệ thống giám sát trẻ sơ sinh thông minh | Lương Tuấn Anh Vũ Văn Hoàng Nguyễn Nhật Lâm |
TS. Trần Cường Hưng
|
Khoa CHKT&TĐH |
6 | An automatic microinjection syringe pump for biomedical applications. | Nguyễn Đình Dương Nguyễn Phúc Vinh Tống Trần Hoàng |
TS. Nguyễn Ngọc An HVCH. Trần Thanh Hằng |
Khoa ĐTVT |
Giải Ba | ||||
1 | Bài toán phát hiện tin giả trên mạng xã hội tiếng Việt | Phạm Ngọc Đông Vương Thành Toàn Lê Thị Hạnh Đỗ Thành Đạt |
PGS.TS. Hà Quang Thụy ThS. Vương Thị Hồng |
Khoa CNTT |
2 | Nhận dạng người ảnh hưởng trên mạng xã hội sử dụng tiếp cận đồ thị | Cao Cẩm Nhung Ngô Doãn Thịnh Trần Đức Anh Ngô Xuân Bách Nguyễn Tiến Đạt |
TS. Trần Mai Vũ ThS. Nguyễn Thị Minh Trang |
Khoa CNTT |
3 | Phân loại quan hệ giữa các thực thể trong văn bản y sinh học sử dụng mô hình Long Short – Term Memory trên đồ thị | Đào Quang Huy Ngô Đức Huy Nguyễn Trần Anh Đức Nguyễn Anh Đức |
TS. Đặng Thanh Hải
|
Khoa CNTT |
4 | Khảo sát cấu trúc pin mặt trời xếp chồng (tandem solar cells) bằng phương pháp mô phỏng quang-điện | Nguyễn Quốc Tuấn | TS. Nguyễn Đức Cường
|
Khoa VLKT&CNNN |
5 | Ứng dụng phần mềm Seep/W phân tích thấm dưới nền công trình
|
Vũ Trung Kiên
|
TS. Lê Văn Tuân
|
Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông |
6 | Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ IoT cho hệ thống nhà trồng lan | Nguyễn Thành Long Trương Thành Huy Lê Ngọc Toản |
PGS.TS Bùi Thanh Tùng ThS. Trần Như Chí |
Khoa CNNN |
7 | Nghiên cứu mô phỏng và mô hình hóa sự kết nối giữa ống xoáy và vòng xoáy trong việc nâng cao hiệu suất trộn ứng dụng trong buồng trộn, buồng cháy của động cơ hoặc các thiết bị chuyển đổi nhiệt | Nguyễn Văn Đức
|
TS. Dương Việt Dũng
|
Viện Công nghệ Hàng không vũ trụ |
8 | Development of dielectrophoresis separation of platelets from blood cells using a novel microchannel-based device
|
Trần Nguyễn Minh Toàn Nguyễn Thanh Tùng Trần Minh Đức |
TS. Phạm Ngọc Thảo HVCH. Nguyễn Thu Hằng |
Khoa ĐTVT |
9 | Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình bàn tự cân bằng. | Đỗ Văn Hậu Đoàn Duy Hiếu Lê Mạnh Long |
TS. Nguyễn Ngọc Linh
|
Khoa CHKT&TĐH |
Tuyết Nga – Đăng Hoàng (UET-News)