Mô hình khái niệm và xếp hạng đối sánh đại học thông minh V-SMARTH
Mô hình khái niệm về đại học thông minh đã được khái quát là một cơ sở giáo dục định hướng đổi mới sáng tạo được chuyển đổi số; sử dụng hạ tầng số (pháp lý số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ số và ứng dụng số) để cung cấp dịch vụ đào tạo cá thể hóa cho người học mọi thế hệ ở trong nước và trên khắp thế giới, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời và phát triển bền vững của các cá nhân cũng như các quốc gia. Đại học thông minh cũng được mô tả thông qua mô hình V-SMARTH, bao gồm 6 thành tố cơ bản: tài nguyên số, học liệu truy cập mở, môi trường dạy-học ảo, nhu cầu học tập riêng, phương pháp dạy-học có tương tác và hạ tầng số.
Các thành tố này qui tụ trong ba trụ cột: số hóa, mô hình dạy-học dựa trên công nghệ số và quá trình chuyển đổi số toàn diện. Nghiên cứu còn tiếp cận các khái niệm về mức độ thông minh và mức độ sẵn sàng của đại học thông minh. Đặc biệt, vấn đề đo lường và đối sánh chất lượng của đại học thông minh đã được thử nghiệm với bộ tiêu chuẩn xếp hạng đối sánh UPM đối với Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mô hình đại học thông minh (Nguồn: Internet)
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích vừa nêu, kết hợp với sứ mệnh và đặc điểm của đại học thế hệ thứ ba trong thời kỳ CMCN 4.0, có thể đưa ra một định nghĩa mới về đại học thông minh: “Đại học thông minh là một cơ sở giáo dục định hướng đổi mới sáng tạo được chuyển đổi số; sử dụng hạ tầng số (pháp lý số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ số và ứng dụng số) để cung cấp dịch vụ đào tạo cá thể hóa cho người học mọi thế hệ ở trong nước và trên khắp thế giới, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời và phát triển bền vững của các cá nhân cũng như các quốc gia”.
Nội dung chi tiết của bài viết đã được online trên website của Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/4400