Trường ĐHCN hợp tác với Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế phát triển công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp
Ngày 05/10, Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đã tiếp đoàn Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) tại nhà E3.
Tham dự tiếp đoàn, về phía ĐHQGHN có PGS.TS Dương Văn Hợp – Viện trưởng viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học. Về phía Trường ĐHCN có PGS. TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng, TS. Tô Văn Khánh – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ cùng các cán bộ, giảng viên khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano. Ngoài ra, còn có sự tham gia của GS.TS. Lê Huy Hàm – nguyên Viện trưởng, Viện Di truyền nông nghiệp. Về phía CIAT có TS. Dindo Campilan – Giám đốc CIAT khu vực châu Á, TS Didier Leseur – chuyên gia về vi sinh vật trong đất, TS. Bùi Lê Vinh – chuyên gia khoa học đất, TS. Louis Reymondin – chuyên gia hệ thống soạn thảo kỹ thuật số và dữ liệu.
Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã khẳng định ĐHQGHN đang chủ trương phát triển nghiên cứu, đào tạo về nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp. Đặc biệt, Trường ĐHCN là đơn vị được ĐHQGHN giao nhiệm vụ phát triển lĩnh vực này.
TS. Dindo Campilan giới thiệu về các lĩnh vực hoạt động của trung tâm
Đại diện cho CIAT, TS. Dindo Campilan đã giới thiệu về các lĩnh vực hoạt động của trung tâm nông nghiệp nhiệt đới trên toàn thế giới nói chung và khu vực châu Á (trụ sở đặt tại Hà Nội) nói riêng. Ông đã đưa ra một số hướng mà CIAT và trường ĐHCN có thể hợp tác trong thời gian tới. Đó là lĩnh vực nông nghiệp chính xác, phân tích dữ liệu, cảm biến từ xa, công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ cho hệ thống tư vấn cho nông dân, công nghệ sinh học vi sinh, công nghệ xử lý sinh học cho hệ thống thực phẩm, quản lý hệ thống giống và nguồn gen.
TS. Tô Văn Khánh giới thiệu về tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại trường ĐHCN
Tại buổi làm việc, TS. Tô Văn Khánh đã giới thiệu về tiềm năng của Trường ĐHCN trong đào tạo nhân lực công nghệ cao cho nông nghiệp và hướng nghiên cứu ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp. Từ đó cả hai đơn vị nhận thấy được tiềm năng của việc hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đoàn CIAT tham quan các phòng thí nghiệm của nhà trường
Đoàn CIAT đến tham quan Trung tâm Giám sát hiện trường
Kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo trường ĐHCN và CIAT đã thống nhất và trao đổi tiềm năng hợp tác giữa hai bên bằng việc tập trung vào các lĩnh vực là thế mạnh của trường ĐHCN nói riêng, ĐHQGHN nói chung và các lĩnh vực CIAT quan tâm. Trong thời gian tới, hai bên sẽ đề xuất thành lập Trung tâm liên kết về công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.
Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) làm việc để giảm đói nghèo và cải thiện dinh dưỡng của con người ở vùng nhiệt đới thông qua nghiên cứu nhằm đạt được một tương lai lương thực bền vững. CIAT là một thành viên của CGIAR (www.cgiar.org), hiệp hội toàn cầu kết hợp các tổ chức tham gia nghiên cứu cho một tương lai an toàn thực phẩm. CGIAR (Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế) là một liên minh chiến lược liên kết các tổ chức tham gia vào nghiên cứu nông nghiệp phát triển bền vững với các nhà tài trợ mà các quỹ này làm việc. Các nhà tài trợ bao gồm các chính phủ của các nước đang phát triển và công nghiệp hóa, các tổ chức và quốc tế và tổ chức khu vực. Công việc hỗ trợ được thực hiện bởi 15 thành viên của Hiệp hội Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGIAR, trong sự hợp tác chặt chẽ với hàng trăm các tổ chức đối tác, bao gồm các viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia và khu vực, các tổ chức xã hội dân sự, giới học viện và khu vực tư nhân. CGIAR tại có 64 thành viên chính phủ và phi chính phủ và hỗ trợ 14 trung tâm nghiên cứu và một trung tâm nghiên cứu liên chính phủ (AfricaRice). CGIAR được tài trợ bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu của CIAT tập trung vào việc tăng năng suất của các loại cây nhiệt đới chủ chốt, làm đảo lộn sự thoái hóa đất và đất đai và sử dụng thông tin để thúc đẩy các quyết định tốt hơn về các vấn đề như biến đổi khí hậu và quản lý môi trường. CIAT tham gia với một loạt các tổ chức và nhóm nghiên cứu hợp tác, xây dựng năng lực và xây dựng mạng lưới kiến thức ở Châu Á. CIAT và các đối tác trên khắp các vùng nhiệt đới thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các loại cỏ nhiệt đới cùng với các phương pháp cho ăn khác được cải thiện trong số lượng lớn nông dân, chủ yếu là ở các hộ gia đình vừa và nhỏ. Nghiên cứu của trung tâm nhằm xác định các cách tiếp cận để tăng cường bền vững sẽ nâng cao sinh kế và lợi ích môi trường của các hệ thống thức ăn gia súc. Các nhà khoa học của CIAT đang nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu hiện tại và tiềm năng của các hệ thống sản xuất chăn nuôi ở vùng nhiệt đới và các chiến lược xác định cho việc thâm canh quy mô lớn các hệ thống sản xuất chăn nuôi có tính thân thiện với khí hậu hơn, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và bền vững về mặt kinh tế và sinh thái.
(UET-News)